TÌM GIẢI PHÁP CHO CÁC "NỖI ĐAU" TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NGÀY NAY

TÌM GIẢI PHÁP CHO CÁC "NỖI ĐAU" TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NGÀY NAY

Quản Lý Doanh Nghiệp

Trong thời đại nền kinh tế có nhiều biến động, cạnh tranh gay gắt như hiện nay, người chủ doanh nghiệp không chỉ là người định hướng giúp doanh nghiệp đứng vững mà còn phải theo kịp với xu thế để có thể giúp doanh nghiệp phát triển hơn, biến thách thức thành cơ hội. 

Việc thiết lập một hệ thống quản trị mục tiêu để thích nghi với những sự thay đổi từ môi trường bên ngoài và những vấn đề nội bộ là điều kiện tiên quyết để tổ chức luôn vững vàng và phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế, công tác này chưa bao giờ là điều dễ dàng! Sau đây là các “nỗi đau” (pain point) hay thách thức, rào cản mà Link Power tin rằng rất nhiều doanh nghiệp đang phải trong quá trình vận hành doanh nghiệp

6 “nỗi đau” thường gặp trong quản trị doanh nghiệp

1.  Chưa cân đối được nguồn lực hoàn thành mục tiêu

Khi có rất nhiều dự án phải hoàn thành cùng một thời điểm, làm thế nào để có thể đảm bảo các dự án được hoàn thành đúng tiến độ trong khuôn khổ nguồn lực về chi phí, con người,... cho phép là bài toán mà rất nhiều doanh nghiệp muốn giải quyết. Việc đảm bảo các dự án được diễn ra thuận lời đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của toàn thể công ty, từ nhà lãnh đạo, các cấp quản trị đến các nhân viên. Rất nhiều doanh nghiệp thiếu một kế hoạch quản trị mục tiêu hiệu quả để thống nhất các nguồn lực trong doanh nghiệp.

2.  Chưa có hệ thống thiết lập, phân bổ, đánh giá hiệu quả công việc

Con người là yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp, chất lượng đội ngũ nhân viên có thể quyết định doanh nghiệp có vững vàng và phát triển hay không. Vì vậy, công tác đánh giá thực hiện công việc của từng nhân viên là rất quan trọng, góp phần khắc phục được khó khăn, hạn chế và thúc đẩy trau dồi kỹ năng nghiệp vụ của để phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân. Khi doanh nghiệp chưa có hệ thống thiết lập, phân bổ và đánh giá kết quả quá trình làm việc của mỗi cá nhân, việc quản lý hiệu quả, hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

3. Chưa có phương pháp gắn kết quản trị mục tiêu với quản lý thành tích

Khi công tác quản trị mục tiêu liên kết với quản lý thành tích đúng cách, đúng phương pháp sẽ tạo nên tác động tích cực đến hiệu suất của doanh nghiệp, thúc đẩy tính minh bạch, sự liên kết và tăng tính hợp tác. Tuy nhiên, nhiều công ty chưa có phương pháp, mô hình ghi nhận kết quả làm việc của mỗi cá nhân gắn với hoạt động kinh doanh và chi trả các chế độ lương thưởng hay gắn kết với hệ thống tổng đãi ngộ phù hợp, vì thế không thể tạo động lực cho nhân viên thực hiện các mục tiêu quan trọng của tổ chức.

4. Chưa giải quyết được các vấn đề trong vận hành doanh nghiệp

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, rất nhiều vấn đề xuất hiện đòi hỏi nhà quản trị phải có tầm nhìn, phương hướng giải quyết. Các cuộc họp được diễn ra liên tục mà các vấn đề nêu lên không được giải quyết. Trong khi các vấn đề cũ vẫn tồn đọng, các vấn đề mới trong vận hành, triển khai,.. chỉ ngày một tăng thêm, gây nên áp lực to lớn cho toàn tổ chức, đặc biệt là nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

6. Đội ngũ nhân sự làm việc thiếu tính chủ động, tốc độ, tập trung 

Trong quá trình làm việc, sự chủ độc, tốc độ, tập trung hoàn thành mục tiêu là điều vô cùng quan trọng. Nhà lãnh đạo nào cũng mong muốn nhân sự của doanh nghiệp mình có thể mang lại hiệu quả, hiệu suất cao nhất trong công việc. Nếu người “thủ lĩnh” không thể dẫn dắt tốt đội ngũ của mình, tình trạng nhân viên làm việc kém chủ động, ì ạch, không xác định được việc quan trọng cần làm,... sẽ ngày càng phổ biến hơn nữa.

7. Mức độ gắn kết của nhân viên thấp, không giữ chân được nhân tài

Tình trạng mức độ gắn kết của nhân viên công ty thấp, tỷ lệ thất thoát nhân sự giỏi nhiều, thời gian trống các vị trí ngày một lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, bao gồm những vấn đề trong hệ thống tổng đãi ngộ, công tác L&D, văn hóa doanh nghiệp,... Tuy nhiên, có một nguyên nhân mà ít nhà quản trị nhận ra đó là nhân viên chưa nhận thấy sự gắn kết giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức. 

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp giải quyết những "nỗi đau" trên?

Người chủ doanh nghiệp luôn là người nắm rõ, thấu hiểu các “nỗi đau” trên và cần có kế hoạch giải quyết những vấn đề này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên, nhưng việc doanh nghiệp chưa xây dựng được một hệ thống quản trị mục tiêu hiệu quả là một trong những nguyên nhân chính tạo nên các rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Mặc dù các phương pháp quản trị mục tiêu không còn xa lạ với chủ doanh nghiệp, CEO, nhà quản lý,... nhưng thời gian đã chứng minh việc chỉ áp dụng các công cụ đo lường như KPIs, áp các chỉ số đo lường kết quả nhưng chưa có sự thống nhất, liên kết sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Và OKR chính là giải pháp cho những vấn đề, "nỗi đau" tưởng như không thể giải quyết!

Tuy nhiên, OKR không phải là một "liều thuốc tiên", vì bản chất của OKRs là sự thay đổi tư duy quản trị. Sau đây là những chia sẻ của Ms. Trần Việt Hà - Head of HR Häfele Việt Nam khi đã áp dụng OKRs thành công và nhận thấy những sự thay đổi tích cực trong doanh nghiệp:

OKRs là phương pháp quản trị mục tiêu được các chuyên gia nhân sự đánh giá cao, được xem như “vũ khí bí mật” của các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới như Google, Microsoft,... Ngày nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã đang áp dụng thành công phương pháp này, giải quyết được các bài toán khó nhằn.

Xem thêm: VÌ SAO ĐÂY LÀ THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ ÁP DỤNG OKRs TRONG DOANH NGHIỆP?

Nếu bạn đang muốn áp dụng OKRs vào doanh nghiệp để đạt được những lợi ích to lớn mà phương pháp này mang lại, hãy tìm hiểu chương trình đào tạo OKR quốc tế - khóa học cung cấp chứng chỉ OKR đầu tiên và duy nhất được chứng nhận bởi Liên đoàn huấn luyện quốc tế (ICF) và Viện chứng Nhận Nguồn Nhân Lực Hoa Kỳ (HRCI).