NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP VỀ SUCCESSION PLANNING MÀ DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP PHẢI

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP VỀ SUCCESSION PLANNING MÀ DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP PHẢI

L&D

Tầm quan trọng của hoạch định kế nhiệm - Succession Planning ngày càng tăng cao, tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng có thể triển khai đúng đắn và hiệu quả. Dưới đây là một số lỗi mà các doanh nghiệp nên thường gặp phải.

1. Triển khai theo trực giác và bỏ qua các yếu tố thẩm định

Đây là vấn đề thường dẫn đến sai lầm của các nhà quản trị nhân sự, khi họ chỉ quan tâm đến những “bề nổi” của nhân viên để đánh giá chứ không quan tâm đến các yếu tố khác. Ví dụ một doanh nghiệp đang có hai ứng cử viên cho vị trí Quản lý điều hành, nhìn thoáng qua cả hai bạn đều tương đối bình đẳng, nhưng sau cùng người quản trị lại chọn một ứng viên với lý do bạn đó có “background” đã từng học ở trường đại học danh giá hơn, và không xem xét quá nhiều ở những yếu tố như hiệu suất việc làm, số dự án đã hoàn thành, điểm tương tác với các nhân viên,...

Triển khai theo trực giác và bỏ qua các yếu tố thẩm định

Việc đánh giá theo một cách chủ quan như vậy gần như sẽ gây nên sự không coi trọng và mất niềm tin đến các nhân viên của mình, đồng thời sẽ không có tính đảm bảo rằng ứng viên đó liệu có phù hợp với vị trí như vậy trong tương lai hay không.

2. Chỉ tập trung về các yếu tố trong quá khứ mà không xem xét tiềm năng

Hầu hết tất cả doanh nghiệp đều có cho mình những cách thức để đánh giá hiệu suất và mục tiêu nhân viên khác nhau: có thể kể đến như phương pháp OKRs, phương pháp BSC kết hợp với KPIs, hay phương pháp 360 độ. Quy trình đánh giá nhằm phản ánh thực các giá trị của nhân viên đó đã đóng góp gì đến tổ chức và liệu có giải pháp gì để nhân viên ấy có thể đạt mục tiêu cao hơn không.

Tuy nhiên, đối với Succession Planning, hiệu suất không phải là yếu tố quyết định. Khi xác định một nhân sự kế nhiệm, sự tiềm năng và phù hợp của nhân viên mới chính là thước đo để xác định lâu dài trên cương vị một người lãnh đạo. 

3. Trì hoãn việc triển khai Succession Planning

Nếu doanh nghiệp chưa triển khai Succession Planning và nhân sự chủ chốt lại nghỉ việc đột ngột, thì tổ chức đấy sẽ rất dễ bị đặt trong tình thế bị động. Đây cũng là vấn đề thường gặp của các quản lý khi phải trì hoãn Succession Planning vì còn nhiều “mối lo” phải quan tâm hơn chẳng hạn như các vấn đề phức tạp về thuế, nhân sự, pháp lý,...

Trì hoãn việc triển khai Succession Planning

Trong trường hợp này, bộ phận tiếp nhận việc triển khai Succession Planning nên chủ động giải trình khó khăn của mình với cấp trên hoặc phòng ban của mình để nhờ đến sự trợ giúp, san sẻ đầu việc này với mục tiêu không được để Succession Planning bị trễ tiến độ đề ra. 

4. Lựa chọn vì ứng viên đó “giống tôi”

Đây là vấn đề hiếm gặp, nhưng không phải là không có khả năng xảy ra trong môi trường công sở. Các nhà lãnh đạo thường sẽ có sự “hấp dẫn” nếu có một ứng viên nào đó có tính cách, hay cách làm việc, ngoại hình và khí chất giống mình. Với vấn đề này các nhà lãnh đạo cần nhận ra rằng, không phải các ứng viên giống với mình mới có thể đảm nhận công việc đó một cách “mượt mà”, mà sự khác biệt cùng với sự sáng tạo cùng với một số yếu tố đánh giá khác mới chính là những “mục” mà mình cần ưu tiên, đừng chọn ứng viên chỉ vì ấn tượng khách quan rằng: “Họ giống tôi nên chắc chắn họ sẽ đảm nhận công việc ấy tốt”

5. Thiếu tính cập nhật với Succession Planning

Sau khi đã có ứng viên phù hợp cho vị trí lãnh đạo, doanh nghiệp thường vướng một lỗi đó là không cập nhật kế hoạch kế nhiệm của mình nữa. Các doanh nghiệp cần chú ý dù chưa có thực hiện những thay đổi quan trọng, doanh nghiệp vẫn nên cập nhật và chỉnh sửa Succession Planning thường xuyên theo chu kỳ để tổ chức luôn vận hành một cách chủ động. 

Thiếu tính cập nhật với Succession Planning

6. Thiếu tính chiến lược khi xây dựng kế hoạch kế nhiệm 

Nếu doanh nghiệp tiếp cận với Succession Planning giống với tất cả các đầu việc hàng ngày mà không có chiến lược rõ ràng, thì kế hoạch kế nhiệm đấy sẽ không mang tính cụ thể. Các tổ chức nên dành thời gian để “vẽ” những kế hoạch và mục tiêu nhỏ để hoàn thành mục tiêu lớn này. 

Succession Planning đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, hiệu quả, đạt được các mục tiêu và phát triển tổ chức. Phương pháp và lộ trình xây dựng kế hoạch kế nhiệm bài bản chính là điều quan trọng doanh nghiệp cần xác định trước khi triển khai Succession Planning.  

Nhằm giúp nhà lãnh đạo, quản trị nhân sự, quản trị bộ phận L&D,... có được phương pháp, quy trình, công cụ,... xây dựng và vận hành kế hoạch kế nhiệm bài bản và hiệu quả, Link Power cung cấp khóa học Succession Planning giảng dạy trực tiếp bởi chuyên gia sở hữu hơn 16 năm kinh nghiệm trong mảng đào tào nhân sự. Hãy liên hệ với Link Power để nhận tư vấn chi tiết về khóa học.