Bài viết được đăng tại tuoitre.vn ngày 14/04/2024
Link Power xuất hiện tại tạp chí báo Tuổi Trẻ với chủ đề: KHUNG NĂNG LỰC THÚC ĐẨY HIỆU SUẤT NHÂN LỰC.
Theo chuyên gia tư vấn đào tạo tại Link Power - ThS. Lê Cảnh Phúc, ứng dụng khung năng lực (competency framework) sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất - nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực.
Chuyên gia tư vấn và cũng là CEO doanh nghiệp LinkPower ThS. Lê Cảnh Phúc:
- Hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực Nhân sự
- 14 năm làm ở vị trí Giám đốc Nhân sự tại các tập đoàn có quy mô hơn 5000 nhân viên
- 13 năm kinh nghiệm đào tạo và huấn luyện cho các tổ chức, doanh nghiệp, trường đại học
- 10 năm kinh nghiệm thực hiện các dự án tư vấn và phát triển hệ thống năng lực
- Xây dựng hệ thống quản lý chiến lược, mục tiêu theo MBO, BSC, OGSM,...
- Tư vấn các dự án như: Xây dựng hệ thống lương theo chuẩn Mercer, HAYs, 3P, Workforce Planning, hệ thống khung năng lực (Core Competence and Leadership Competence)
- Phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng, truyền thông nội bộ, văn hóa doanh nghiệp
- Hoạch định và quản lý chiến lược Nhân sự bằng phương pháp Blue Ocean
- Triển khai chương trình hội nhập cho nhân viên mới, đánh giá nhân tài và lựa chọn (HIPO)
Mời anh/chị cùng xem lại chia sẻ của CEO Link Power với Tuổi Trẻ:
* Khung năng lực của các doanh nghiệp cùng ngành nghề có giống nhau không, có thể sao chép mô hình khung năng lực của doanh nghiệp cùng ngành nghề vào tổ chức của mình không, thưa ông?
- Khung năng lực là hệ thống được thiết kế riêng cho mỗi tổ chức, không thể nào sao chép lại từ các tổ chức khác nhau, bởi sự khác biệt trong văn hóa, trong mục tiêu chiến lược, phương pháp quản trị và cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp đều khác nhau dù các doanh nghiệp có thể cùng ngành nghề.
- Điều này buộc doanh nghiệp phải tự mình xây dựng một bộ khung năng lực cho riêng mình để đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của khách hàng và hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Và để thiết lập và ứng dụng khung năng lực một cách hiệu quả, lãnh đạo doanh nghiệp hay các nhà quản trị nhân sự phải hiểu đúng giá trị, nắm rõ bản chất hoạt động của tổ chức, hiểu đúng các mục tiêu, nguồn lực và các nhóm năng lực tổ chức cần đạt là gì.
* Vậy theo ông, khi đã thiết lập và ứng dụng đúng khung năng lực thì giá trị mà doanh nghiệp có thể nhận lại là những gì?
- Các nhóm năng lực trong khung năng lực sẽ giúp doanh nghiệp dù áp dụng bất kỳ phương pháp quản trị mục tiêu nào đi nữa thì cũng có thể thống nhất được cách thực hiện, hành động, ý chí.
- Giá trị lớn nhất mà khung năng lực mang lại cho doanh nghiệp là cung cấp một đội ngũ nhân lực làm việc hiệu suất - hiệu quả, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Đó là bức tranh thể hiện rõ ràng về hoạt động quản trị của doanh nghiệp ở tất cả các vai trò liên quan, từ xây dựng chiến lược đến triển khai thành mục tiêu kế hoạch hành động AOP, đo lường và quản lý thành công của tổ chức.
- Khi đó, ngoài KPIs hay OKRs theo vị trí công việc, mỗi cá nhân cần đạt những năng lực, kỹ năng cần thiết nào để có thể đạt được mục tiêu và lộ trình phát triển bản thân (career path) mà không bị chồng chéo lên cá nhân, công việc khác. Và đặc biệt không nhầm lẫn với cách thực hiện của doanh nghiệp khác.
Khung năng lực còn tạo cơ sở xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chiến lược nhân sự, kế hoạch kế nhiệm, xây dựng bản đồ phát triển, lộ trình phát triển nghề nghiệp (career road map) của từng nhóm từng vị trí hoặc dự báo nguồn lực cần phát triển cho doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chiến lược.
>> TÌM HIỂU THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ KHÓA HỌC KHUNG NĂNG LỰC TẠI ĐÂY