Guồng quay công việc cũng như nguồn lực lao động đang thay đổi nhanh chóng. Do vậy, chế độ đãi ngộ và các chính sách phúc lợi, hay cụ thể hơn là hệ thống Total Rewards, cũng phải cập nhật liên tục, đảm bảo tính công bằng nếu nhà quản lý muốn thu hút và giữ chân các cá nhân xuất sắc. Trong đó, khung năng lực là phương thức cốt lõi để đánh giá chất lượng đội ngũ nhân viên, đo lường hiệu suất công việc cũng như đưa ra mức phần thưởng hợp lý nhất.
Xây dựng khung năng lực có vai trò gì đối với hệ thống Total Rewards?
Nếu bạn là nhân sự đang làm công việc chuyên môn trong mảng Total Rewards, chắc hẳn khái niệm chi trả lương 3P không có gì xa lạ. Lương 3P là hệ thống tính lương thưởng vừa có sự công bằng nội bộ, vừa có tính cạnh tranh với thị trường khi người lao động được đánh giá dựa trên tất cả các mặt bao gồm vị trí, năng lực và kết quả làm việc. Trong đó, tính toán bậc lương theo năng lực được coi là khó nhất bởi không thể đánh đồng mọi kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc của nhân viên theo một mặt sàn chung. Cần phải xây dựng khung năng lực chi tiết khớp với từng vị trí công việc, rồi mới dựa theo đó để tính mức lương thưởng phù hợp.
Có thể nói, khung cấu trúc năng lực đóng vai trò xương sống cho việc thiết kế hệ thống Total Rewards. HR, và cao hơn nữa là ban lãnh đạo, sẽ nắm được bức tranh toàn cảnh về việc đo lường mức đãi ngộ, cũng như tập trung đúng vào các yếu tố chủ lực khi đánh giá thành tích làm việc cho mỗi cá nhân.
Ngoài lương thưởng, Total Rewards còn bao hàm cả những hoạt động hỗ trợ người lao động thấy được lộ trình phát triển bản thân tại doanh nghiệp hay thúc đẩy duy trì, nuôi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng lâu dài. Khung năng lực lại tiếp tục là nền tảng để doanh nghiệp hiểu được nhân lực của mình đang thiếu gì, cần gì, nên lên kế hoạch đào tạo ra sao. Chính bản thân người lao động cũng sẽ nhìn thấy mình đang ở đâu trong biểu đồ sự nghiệp, phải trau dồi ra sao để tiến lên nấc thang tiếp theo, từ đó gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tránh viễn cảnh mông lung “đứng núi này trông núi nọ”.
Qua những điều trên, có thể nhận định xây dựng khung năng lực là điểm tựa cho rất nhiều khía cạnh trong quản trị nhân sự nói chung và Total Rewards nói riêng.
Quy trình xây dựng khung năng lực phục vụ tốt nhất cho Total Rewards
Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự xây dựng mô hình năng lực để đánh giá nhân sự và triển khai Total Rewards hiệu quả mà không phải tốn kém chi phí thuê ngoài. Nếu bạn còn đang mông lung, thì Link Power sẽ bật mí cho bạn từng bước chi tiết ngay dưới đây
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu xây dựng khung năng lực
Có rất nhiều mục tiêu như tuyển dụng, đào tạo nhân sự, phát triển đội ngũ…, mỗi mục tiêu sẽ yêu cầu cách đánh giá có phần khác nhau. Vì vậy, cần xác định ngay từ đầu mục tiêu của dự án xây dựng mô hình năng lực này là gì.
Cụ thể ở đây, mục tiêu đặt ra sẽ là đánh giá nhân sự, phục vụ cho việc thiết kế chiến lược hệ thống Tổng Đãi Ngộ hợp lý.
Bước 2: Chuẩn hóa cơ cấu doanh nghiệp
Tiến hành chuẩn hóa cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, đồng bộ chức danh và chi tiết hóa mô tả công việc. Năng lực sẽ phải gắn chặt với từng nhiệm vụ cụ thể, nên những bản mô tả công việc chung chung sẽ không mang lại giá trị, càng không thể giúp định hướng hiệu quả cho người lao động.
Bước 3: Xây dựng mặt bằng năng lực chung cho toàn bộ doanh nghiệp
Xác định ngành và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó lên được danh mục những năng lực cơ bản cần có ở người lao động. Tiếp theo đó, chia nhỏ năng lực theo từng nhóm công việc cũng như cấp bậc công việc. Vị trí càng cao, yêu cầu cũng sẽ nâng cao, dĩ nhiên đi kèm phúc lợi tương xứng.
Bước 4: Xác định năng lực cụ thể cho từng vị trí
Sau khi đã có bảng tổng hợp năng lực chung của doanh nghiệp, tiếp tục đánh giá xem mỗi năng lực sẽ có mức độ cần thiết ra sao với mỗi vị trí, yêu cầu nhiệm vụ. Để làm được điều này, cần phải tạo các khảo sát cũng như tăng cường những cuộc thảo luận nội bộ để có cái nhìn khách quan nhất, tránh áp đặt tư duy cá nhân của HR.
Bước 5: Tiến hành đánh giá năng lực, áp vào khung Total Rewards và đào tạo nâng cao.
Hoàn thiện xong khung năng lực, doanh nghiệp bắt tay vào đối chiếu để đánh giá khả năng của từng cá nhân, qua đó đưa ra chính sách lương thưởng, đãi ngộ và đào tạo phù hợp. Khi đánh giá đúng chức năng, nhiệm vụ, giá trị mà Total Rewards mang lại cho doanh nghiệp không chỉ ở mặt quản lý hiệu suất, mà còn nâng cao mức độ hài lòng với công việc, tạo ra những nhân sự chủ chốt kiến tạo sức cạnh tranh vững bền.
Không thể tự tin nhận định hệ thống Total Rewards của doanh nghiệp đã hoàn thiện nếu bạn vẫn chưa có khung cấu trúc năng lực đủ khách quan.
Link Power hiện đang triển khai chương trình đào tạo Total Rewards chuẩn hệ thống quốc tế duy nhất tại Việt Nam với những kiến thức bổ ích về đánh giá năng lực, lộ trình xây dựng mức lương thưởng, các công cụ đo lường, phân tích chuẩn xác.
Mọi thông tin về khóa học, mời bạn xem thêm TẠI ĐÂY.