Để doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân nhân tài một cách hiệu quả, việc chỉ đưa ra mức lương và lợi ích cao là chưa đủ. Chiến lược EVP chính là giải pháp giúp hoàn thiện hệ thống tổng đãi ngộ, kết nối với việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, giải quyết bài toán nhân sự giỏi rời đi.
EVP là gì?
EVP (Employee Value Proposition) là định giá giá trị nhân viên. Theo định nghĩa của HRSM, đây là một phần trong chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) đại diện cho mọi thứ có giá trị mà nhà tuyển dụng phải cung cấp cho nhân viên của mình.
Employer Branding - xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là chiến lược bên ngoài, là “bộ mặt” mà công ty thể hiện với thế giới bên ngoài như một nhà tuyển dụng tiềm năng. Còn EVP là chiến lược nội bộ, đây là cách doanh nghiệp thể hiện với nhân viên của mình.
Bên cạnh các yếu tố như lương, phúc lợi, cơ hội phát triển nghề nghiệp, nhà tuyển dụng còn cung cấp các chế độ như làm việc từ xa, giờ giấc linh hoạt,... EVP trả lời cho câu hỏi: "Tại sao tôi nên làm việc cho bạn?".
Về bản chất, EVP là lời hứa của nhà tuyển dụng với nhân viên. Khi lời hứa này được thực hiện, sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với các với việc thu hút nhân tài giữ chân nhân tài.
Các yếu tố chính của EVP
Theo Gartner - công ty tư vấn và nghiên cứu hàng đầu thế giới, EVP bao gồm 5 yếu tố chính:
Lương thưởng (Compensation)
Yếu tố này bao gồm số tiền phải trả cho người lao động, bao gồm sự hài lòng của nhân viên với mức lương của họ, ngoài ra còn có các phần tiền thưởng và các khía cạnh như hệ thống đánh giá của công tay.
Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (Work-life balance)
Yếu tố Work-life balance bao gồm sự lựa chọn làm việc linh hoạt về giờ giấc và địa điểm, chế độ nghỉ lễ có lương,... Trong thời điểm hiện tại, yếu tố này trở nên vô cùng quan trọng vì người lao động ngày càng quan tâm đến sức khỏe tinh thần của họ.
Sự ổn định (Stability)
Công ty mang lại sự ổn định nghề nghiệp cho nhân viên như cung cấp các cơ hội để nhân viên thăng tiến trong sự nghiệp, phát triển bản thân và đào tạo nhân viên. Đây là lúc công tác L&D, coaching,... phát huy tác dụng.
Nơi làm việc (Location)
Nơi làm việc không chỉ bao gồm vị trí hay không gian, cơ sở vật chất của văn phòng, mà còn bao gồm môi trường làm việc chủ động, tích cực, cân bằng, mang lại trải nghiệm tốt cho nhân viên.
Sự tôn trọng (Respect)
Sự tôn trọng bao gồm các mối quan hệ tích cực, hỗ trợ, thúc đẩy tinh thần đồng đội,... nơi làm việc. Điều này được thể hiện trong văn hóa doanh nghiệp, những niềm tin và giá trị cốt lõi của tổ chức
Tại sao doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược EVP?
Theo báo cáo của Global Talent Trends, 39% nhân viên nói rằng họ hài lòng với người sử dụng lao động, mức lương và lợi ích của họ, nhưng vẫn cân nhắc việc rời đi.
Hiện nay, bên cạnh mức lương thưởng, nhân viên có nhiều mong đợi hơn từ doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo, quản trị nhân sự nên mở rộng quan điểm về hệ thống Total Rewards và xem xét các chương trình bổ sung chiến lược định giá giá trị nhân viên.