PHƯƠNG PHÁP OKR LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT VỀ QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI

PHƯƠNG PHÁP OKR LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT VỀ QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI

Quản lý thành tích

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng phương pháp OKR với kỳ vọng nó sẽ là "cứu cánh" cho tình trạng quản trị của họ. Liệu giả thuyết này có thực sự đúng?

1. Phương pháp OKR là gì? 

Phương pháp OKR là một hệ thống quản lý mục tiêu và đo lường kết quả, được phát triển tại Intel và Google. Sau đó được nhiều tổ chức sao chép, thay đổi theo mục tiêu khác nhau để áp dụng rộng rãi. Phương pháp quảnHUYỆN yêu cầu các tổ chức, cá nhân thiết lập mục tiêu có tham vọng, có thể đo lường được và đạt được trong 3-4 tháng. Điều này giúp tăng cường sự tập trung, minh bạch và cam kết trong tổ chức. Cụ thể, phương pháp quản trị mục tiêu bao gồm 2 thành phần chính:

  • Mục tiêu (Objectives): Mô tả những thứ cần đạt được, thường là những mục tiêu cấp cao, có tầm nhìn xa. Đồng thời, nó thể hiện "cái gì" cần làm và "tại sao" cần làm điều đó.
  • Chỉ số đo lường chính (Key Results): Xác định các chỉ số cụ thể, định lượng để đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu. Nhìn chung, nó thể hiện cách thức để các thành viên đạt được mục tiêu của mình.

2. So sánh sự khác nhau của OKR và KPI

Xét về tổng quan, OKR - Objective Key Results và KPI - Key Performance Indicators đều được sử dụng để đo lường hiệu quả làm việc nhưng theo 2 cách khác nhau. Sau đây là một số khác biệt chính: 

Chỉ số OKR:

  • OKR có tầm nhìn chiến lược hơn, tập trung vào những mục tiêu lớn, có tác động lớn đến sự phát triển của tổ chức.
  • OKR được thiết lập thông qua sự tham gia và thống nhất của toàn thể tổ chức, từ cấp cao đến cấp thấp.
  • OKR khuyến khích sự linh hoạt, có thể thay đổi mục tiêu khi cần thiết.

Chỉ số KPI:

  • KPI thường được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động ngắn hạn, nhằm đảm bảo các hoạt động vận hành diễn ra theo kế hoạch.
  • KPI thường được gắn với các chức năng, bộ phận trong tổ chức và do quản lý cấp trên thiết lập.
  • KPI có thể ít linh hoạt vì thường gắn với các chỉ số cứng. 

>> Xem thêm bài viết: Sự Khác Biệt Giữa KPI Và OKR

3. Tổng hợp các bước triển khai OKR

Xác định mục tiêu (Objectives):

  • Xác định các mục tiêu chiến lược cấp cao của tổ chức.
  • Đảm bảo các mục tiêu này phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
  • Mục tiêu cần cụ thể, có thể đo lường được, có thời hạn rõ ràng.

Thiết lập Kết quả then chốt (Key Results):

  • Xác định những kết quả cụ thể cần đạt được để hoàn thành từng mục tiêu.
  • Các kết quả then chốt phải có khả năng đo lường và phản ánh tiến độ thực hiện.
  • Xây dựng 3-5 kết quả then chốt cho mỗi mục tiêu.

Phân bổ OKR:

  • Phân chia các mục tiêu và kết quả then chốt từ cấp cao xuống các đơn vị, nhóm và cá nhân.
  • Đảm bảo sự liên kết và hướng về cùng một mục tiêu chiến lược.
  • Khuyến khích các bên tham gia cùng nhau thảo luận và thống nhất OKR.

Theo dõi và đánh giá:

  • Thường xuyên theo dõi, đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện.
  • Sử dụng các công cụ như bảng điểm, dashboard để hiển thị trạng thái OKR.
  • Định kỳ rà soát và điều chỉnh OKR để đảm bảo tính linh hoạt.

Tổng kết và học hỏi:

  • Đánh giá lại quá trình triển khai, xác định các bài học kinh nghiệm.
  • Chia sẻ thành công, thất bại và kinh nghiệm với cả tổ chức.
  • Sử dụng kết quả để cải thiện quá trình triển khai OKR lần sau.

4. Xây dựng OKR cần lưu ý gì? 

Hiện nay có rất nhiều hiểu lầm giá trị của phương pháp quản trị OKR mà chưa hiểu gì về nó. Họ triển khai từ các kiến thức trên sách vở, mạng xã hội để rồi thất bại ngay từ những bước đầu tiên. Vậy trước khi xây dựng và áp dụng OKR vào trong doanh nghiệp, Anh/Chị sẽ cần lưu ý những gì? 

Đối với Objective:

  • Từng công ty, phòng ban và cấp nhân ở mỗi cấp độ đều nên có từ 3 -5 mục tiêu. 
  • Mục tiêu phải rõ ràng, minh bạch thể hiện được mong muốn của lãnh đạo. 
  • Không thiết lập mục tiêu vượt quá khả năng đạt được. Tuy phương pháp quản trị mục tiêu đòi hỏi sự táo bạo, thách thức thế nhưng một đích đến quá xa vời sẽ là vô nghĩa. 

Đối với Key Result: 

  • Key Result phải có con số cụ thể và đo đếm được. Ví dụ “Tìm 10 nhà cung cấp trái cây” thay vì “Phát triển quan hệ tốt với các nhà cung cấp trái cây”
  • Trong Key Result phải tổng hợp được các cách để thực hiện mục tiêu. Từ đó giúp nhân viên hoàn thành công việc của mình. 
  • Key Result phải chỉ ra sản phẩm cụ thể, “outcome” mà lãnh đạo muốn là gì thay vì những hành động đơn thuần. 

5. Các doanh nghiệp áp dụng thành công OKR

Phương pháp quản lý OKR đang trở nên ngày càng phổ biến và được áp dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp trên thế giới. Đặc biệt là trong những công ty công nghệ và các tổ chức đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. OKR càng chứng minh được giá trị của mình khi được hàng loạt các doanh nghiệp lớn sử dụng để tăng hiệu quả vận hành và quản lý. Trong đó bao gồm: 

Google

Google là công ty tiên phong trong việc áp dụng OKR từ rất sớm. OKR đã giúp Google xác định và theo đuổi những mục tiêu quan trọng, đồng thời tăng cường sự gắn kết và hợp tác giữa các nhóm. Việc triển khai OKR là một phần quan trọng trong văn hóa và sự thành công của Google.

Intel

Intel áp dụng OKR từ những năm 1970, giúp công ty xác định và theo đuổi những mục tiêu chiến lược then chốt. OKR đã trở thành một phần của văn hóa và quá trình quản lý tại Intel. Hơn thế nữa, góp phần vào việc duy trì vị thế dẫn đầu của họ trong ngành công nghệ bán dẫn.

Spotify

Spotify đã áp dụng OKR từ những ngày đầu thành lập. OKR giúp Spotify tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất, đồng thời tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các nhóm trong công ty. Việc áp dụng OKR thành công đã giúp Spotify trở thành một trong những ứng dụng streaming nhạc hàng đầu thế giới.

Walmart

Walmart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, đã triển khai OKR từ năm 2016. OKR đã giúp Walmart xác định và tập trung vào những ưu tiên chiến lược then chốt. Song song đó tăng cường khả năng cạnh tranh trực tuyến và cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Uber

Uber áp dụng OKR để tăng cường sự gắn kết giữa các nhóm, đồng thời tập trung vào những mục tiêu quan trọng của công ty. OKR đã giúp Uber mở rộng quy mô hoạt động một cách nhanh chóng. Sau cùng là đạt được nhiều thành công trong giai đoạn đầu.

Tạm kết

Phương pháp OKR hay thuật ngữ phương pháp quản trị mục tiêu thật sự đã không còn quá xa lạ đối với các doanh nhân trong và ngoài nước. OKR là công cụ mà mỗi doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số phải có nếu muốn phát triển và tồn tại. Tham khảo ngay các khóa học OKRs của Link Power - Được chứng nhận bởi Liên đoàn huấn luyện quốc tế (ICF) và Viện chứng Nhận Nguồn Nhân Lực Hoa Kỳ (HRCI) và chuyển nhượng sang Việt Nam bởi Link Power.