VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

HRBP Toàn tập

Một chiến lược thất bại có thể được xây dựng lại qua các chiến dịch, chiến lược tiếp theo. Nhưng nếu một "văn hóa doanh nghiệp" thất bại, không mang lại được những giá trị để nhân viên có thể thực hiện theo thì liệu tổ chức có thể tồn tại và phát triển được hay không? Liệu các chiến lược có đi vào hoạt động được hay là không? Đây là một trong những khái niệm mà ở bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng thường hay đề cập và được nhắc đến nhiều nhất để nhân viên có thể đi theo và thực hiện nó. Hãy cùng LinkPower tìm hiểu xem văn hóa doanh nghiệp là gì? Và nó ảnh hưởng như thế nào đến các nhân viên trong tổ chức thuộc bài viết dưới đây nhé!

1. Văn Hóa Doanh Nghiệp là gì?

Khái Niệm Văn Hóa Doanh Nghiệp

Văn Hóa Doanh Nghiệp là những tư duy và thái độ của nhân viên về công việc họ đang làm, khách hàng mà họ đang phục vụ và với chính ban lãnh đạo, chủ tổ chức đó.

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị cốt lõi về đạo đức, hành vi, cách ứng xử và môi trường làm việc của mỗi công ty. Điều này sẽ tạo nên sự độc đáo của mỗi công ty và ảnh hưởng đến các yếu tố khác. Từ hình ảnh của mỗi cá nhân đến hình ảnh của một tổ chức. Nếu các nhân viên tuân thủ và chia sẻ chuỗi giá trị này, điều đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của công ty.

Nói một cách dễ hiểu, cơ sở vật chất và các trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp. Ở phía ngược lại, thì văn hóa doanh nghiệp được ví như ‘’phần hồn’’. Trên thực tế, các ứng viên khi ứng tuyển cho các doanh nghiệp cũng thường xem xét điều này ở công ty đó có được đề cao hay không? Khi họ cảm thấy giá trị của mình phù hợp với giá trị của doanh nghiệp. Thì họ sẽ tham gia đóng góp, xây dựng cho tổ chức, cho công ty.

Khái Niệm Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Link Power

Với Link Power, đây được coi tư duy và thái độ của nhân viên về công việc họ đang làm. Khách hàng mà họ đang phục vụ và với chính ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị cốt lõi, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận. Cùng suy nghĩ, lời nói, hành động như một thói quen. Giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người. Và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để xây dựng được thì nó lại đang là câu hỏi lớn với rất nhiều Doanh Nghiệp hiện nay!

các-yếu-tố-cấu-thành-một-văn-hóa-doanh-nghiệp

2. Các Yếu Tố Cấu Thành Một Văn Hóa Doanh Nghiệp Hoàn Chỉnh

Mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức sẽ có một nền văn hóa khác nhau. Và những nét văn hóa này sẽ có những nét độc đáo và riêng biệt. Tập hợp những yếu tố này lại đã tạo nên một nét văn hóa doanh nghiệp riêng biệt và bền vững với mọi tổ chức. Cấu thành một văn hóa doanh nghiệp bởi 5 yếu tố sau bao gồm:

  • Giá trị cốt lõi
  • Tầm nhìn và sứ mệnh
  • Phong cách lãnh đạo
  • Chính sách và quy trình
  • Môi trường làm việc
  • Cách thức giao tiếp

Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp được đưa ra làm quy chuẩn, căn chỉnh cho những hành vi, quan điểm để nhân viên đạt được những định hướng, tầm nhìn riêng. Quy chuẩn này được dựa trên thông qua các khách hàng, nhân viên, thị trường, đối tác... Đây là lý do tạo lên những giá trị của doanh nghiệp.

Tầm nhìn và sứ mệnh

Khi đã xác định được những giá trị cốt lõi cần thiết ở trên. Một văn hóa vĩ đại là một nền văn hóa có được một tầm nhìn đa diện và lâu dài. Với tầm nhìn này, doanh nghiệp có thể bao quát được những mục tiêu cần phải đạt được và có cho mình những lộ trình để hướng tới điều đó. Song song với đó là các sứ mệnh cần phải hướng tới. Nó giải thích cho việc lý do hình thành của một doanh nghiệp và những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đang theo đuổi.

Phong cách lãnh đạo

Đây được cho là cách thức mà nhà quản lý, lãnh đạo, truyền đạt thông tin. Truyền cảm hứng xuống các nhân viên cấp dưới của tổ chức. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Đây cũng là yếu tố con người để cấu hành lên một nền văn hóa.

yếu-tố-phong-cách-lãnh-đạo-của-văn-hóa-doanh-nghiệp

Chính sách và quy trình

Những quy định, hướng dẫn cũng như thủ tục của doanh nghiệp được thiết lập ra để điều chỉnh các định hướng hành vi của nhân viên. Đây là yếu tố được được cấu thành trong văn hóa doanh nghiệp. Nhằm duy trì, đảm bảo sự nhất quán trong các hoạt động hằng ngày.

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc tại doanh nghiệp cũng giống như môi trường sinh hoạt tại gia đình. Thoải mái hay năng động  nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Chính vì vậy, việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực sẽ tạo ra được hiệu quả qua một nền văn hóa tích cực.

Cách thức giao tiếp

Để có thể duy trì được một nền văn hóa bền vững và hiểu nhau, thì yếu tố giao tiếp hết sức quan trọng. Giao tiếp hiệu quả giúp tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các thành viên lại với nhau. Tạo nên những "bức tường tin tưởng" trong doanh nghiệp để phát triển đi xa và cùng nhau hơn.

Trên đây là 5 yếu tố để hình thành nên được một bản sắc riêng cho tổ chức được Link Power tổng hợp lại. Mỗi doanh nghiệp có thể có hoặc thiếu hay thay bằng các yếu tố khác nhau. Điều bạn cần làm là xây dựng cho mình được một nền văn hóa doanh nghiệp được tổ chức và rõ ràng. Từ đó nhân viên có thể định hướng và đi theo trong công việc.

3. Cách Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là quá trình quan trọng giúp tổ chức củng cố được những giá trị, hành vi và nếp sống chung của tổ chức. Dưới đây là một vài bước cơ bản để xây dựng hiệu quả:

  • Bước 1: Đào tạo nhận thức
  • Bước 2: Khảo sát
  • Bước 3: Xây dựng giá trị cốt lõi
  • Bước 4: Truyền thông giá trị cốt lõi
  • Bước 5: Xây dựng kế hoạch hành động

>> Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng văn hóa chi tiết

4. Vai Trò Của Văn Hóa Doanh Nghiệp

Vai trò của của văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng. Nó tác động trực tiếp đến hoạt động và định hướng của tổ chức. Dưới đây là những vai trò chính mà Link Power muốn bạn biết:

4.1 Giúp định hướng và chỉ đạo

Với việc xác định được những giá trị cốt lõi, tầm nhìn sứ mệnh. Doanh nghiệp có được cái nhìn rõ ràng về định hướng và chỉ đạo xuống cho nhân viên tuân thủ theo. Sớm hoàn thành được những mục tiêu ban đầu đề ra. Đảm bảo tuân thủ được các quy tắc, luật lệ theo một chuẩn mực. 

4.2 Gắn kết nhân viên

Giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Khuyến khích tinh thần đoàn kết và sự trung thành của nhân viên. àm việc nhóm của tập thể, tăng cường hợp tác hiệu quả. 

4.3 Môi trường tích cực, giảm xung đột 

Văn hóa tích cực sẽ giúp giảm đáng kể căng thẳng tại nơi làm việc, là chất keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, lựa chọn và định hướng hành động. Đây là yếu tố quyết định để xây dựng được một môi trường làm việc tích cực.

4.4 Hiệu suất làm việc, phát triển cá nhân 

Văn hóa công ty mạnh mẽ đã được liên kết với tỷ lệ năng suất cao hơn. Điều này là do nhân viên có xu hướng có động lực và tận tâm hơn đối với các nhà tuyển dụng đầu tư vào sự hài lòng của họ. Các chính sách đào tạo và phát triển giúp thúc đẩy các cá nhân phát triển và tiến bộ.

văn-hóa-doanh-nghiệp-thúc-đẩy-hiệu-suất-cá-nhân

4.5 Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới

Song song đó, nó còn khuyến khích cho sự sáng tạo và đổi mới với việc nhân viên có thể tự do. Giúp thể hiện được ý tưởng mà không sợ bị cản trở. Ngoài ra, còn hỗ trợ bộ phận nhân sự trong việc tuyển dụng. Với một nền văn hóa tích cực, mạnh mẽ vô tình tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

5. Các Loại Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Phổ Biến 

Có nhiều loại hình văn hóa, mỗi loại hình phản ánh được các giá trị và phong cách lãnh đạo khác nhau. Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ giúp tổ chức thu hút và giữ chân được nhân tài. Nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được mục tiêu sau cùng của một chiến lược kinh doanh.

Các loại hình phổ biến hiện nay:

  • Văn hóa doanh nghiệp gia đình
  • Văn hóa doanh nghiệp thứ bậc
  • Văn hóa doanh nghiệp thị trường
  • Văn hóa doanh nghiệp sáng tạo

>> Xem thêm: Các Loại Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Đặc Trưng

Tại sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng? 

Khi một công ty có văn hóa vững mạnh phù hợp với các mục tiêu và chiến lược dài hạn sẽ tạo ra niềm tự hào của mỗi cá nhân. Từ đó giúp các nhân viên luôn phấn đấu và cống hiến hết mình để đạt mục tiêu chung. Điều này góp phần giúp các nhà lãnh đạo quản lý công việc và hiệu quả dễ dàng. Còn người lao động cảm thấy thoải mái khi cống hiến. Phần lớn các doanh nghiệp lớn ở trong nước và thế giới xây dựng bản sắc riêng.

Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Vinamilk

Ví dụ, Vinamilk xây dựng rất rõ ràng các giá trị và chính sách dành cho nhân viên trong văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk. Đặc biệt thái độ và tinh thần của nhân viên, doanh nghiệp đều được thể hiện rất rõ.

Đối với doanh nghiệp/ chủ sở hữu doanh nghiệp: “Nỗ lực mang lại lợi ích vượt trội cho các cổ đông, trên cơ sở sử dụng hiệu quả và bảo vệ mọi nguồn tài nguyên của Vinamilk.”

Đối với nhân viên: “Đối xử tôn trọng, công bằng với mọi nhân viên. Vinamilk tạo cơ hội tốt nhất cho mọi nhân viên để phát triển sự bình đẳng. Xây dựng và duy trì môi trường làm việc thân thiện, an toàn và cởi mở.”

Đối với khách hàng: “Vinamilk cung cấp sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Vinamilk cam kết chất lượng đạt tiêu chuẩn cao nhất. Giá cả cạnh tranh và trung thực với mọi giao dịch.”

Vinamilk là công ty đã xây dựng thành công văn hóa trên, điều này góp phần không nhỏ vào sự thành công. Điều này chứng minh cho chúng ta thấy rằng, VHDN cũng có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh.

Tóm lại, Văn Hóa Doanh Nghiệp ảnh hưởng tồn tại đến sự phát triển lâu dài của tổ chức. Do đó, việc xây dựng nó phải được các chú trọng và xem là chiến lược phát triển công ty lâu dài. Tạo ra môi trường cạnh tranh, công bằng và chú trọng yếu tố con người trong doanh nghiệp là động lực nội tại để doanh nghiệp tiến lên phía trước. Với kinh nghiệm trên 20 năm của đội ngũ Giảng Viên của Link Power, tất cả các phương pháp để từ khái niệm cơ bản nhất đến việc ứng dụng Văn Hóa Doanh Nghiệp vào trong Tổ Chức sẽ có trong Module Cách Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Hiện Đại trong chuỗi chương trình Đối tác Nhân Sự (HRBP) của Link Power.

>> Tham khảo thêm các khóa học khác TẠI ĐÂY