CÁCH ỨNG DỤNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

CÁCH ỨNG DỤNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

HRBP Toàn tập

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị, niềm tin và hành vi được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong tổ chức. Từ đó trở thành bộ quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân được nhân tài, nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh.

1. Các Loại Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Đặc Trưng

1.1 Văn hóa doanh nghiệp gia đình

Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình được cho là mô hình thân thiện và gần gũi nhất trong các hoạt động làm việc của nhóm nhân viên. Chính vì thế loại hình văn hóa này được cho là loại hình có tính hợp tác cao và ít cạnh tranh nhất trong bốn loại hình văn hóa sắp được đề cấp dưới đây. 

Mô hình này thường phù hợp với loại hình các công ty có quy mô nhỏ và phổ biến tại các nước Á Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc…Với các người lãnh đạo, quản lý tại các doanh nghiệp mang cho mình văn hóa doanh nghiệp gia đình được cho là “bố” là “mẹ” có trách nhiệm lo cho các “con” của mình là các thành viên cấp dưới trong doanh nghiệp. 

Thông thường ở loại hình văn hóa doanh nghiệp gia đình này, người nắm giữ các bị trí lãnh đạo, quản lý then chốt thường là các nhân viên lớn tuổi và giàu kinh nghiệm qua số năm làm việc và đồng thời có quyền hành cao nhất trong đó.

1.2 Văn hóa doanh nghiệp thứ bậc

Văn hóa doanh nghiệp thứ bậc là loại hình văn hóa lấy quy trình làm chuẩn. Áp dụng trực tiếp các quy trình trình chuẩn được xây dựng và tối ưu trước đó để áp đặt vào quá trình hoạt động và định hướng của doanh nghiệp trong các bước đi sắp tới của doanh nghiệp. Với mục tiêu hoạt động một cách trơn tru để hướng tới sự ổn định và lâu dài về sau. 

Từ những task nhỏ nhất cho đến các đầu việc mang tính trách nhiệm cao đều phải được tuân thủ theo chỉ đạo nhất định của các lãnh đạo. Chúng ta có thể dễ dàng thấy trong các cơ quan, tổ chức thuộc ban ngành nhà nước, nhà máy, bệnh viện…với nhiều các cấp quản lý theo dõi và giám sát. 

1.3 Văn hóa doanh nghiệp thị trường

Với mô hình văn hóa thị trường, ngay ở cái tên chúng ta cũng có thể dễ hình dung lên được về đặc điểm riêng biệt của văn hóa này. Văn hóa này gắn liền với danh tiếng, sự nổi trội và sự thành công của doanh nghiệp. Liên quan trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận và tính cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên các đối thủ của họ trên thị trường. 

Song song với thị trường có các đối thủ cạnh tranh, thì ở văn hóa này cũng cách định hướng lại các khách hàng và đối tác của chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về doanh nghiệp, hài lòng hay là không hài lòng. Và để có được sự hài lòng trên, đòi hỏi doanh nghiệp liên tục phải sáng tạo và đổi mới sản phẩm dịch vụ của mình nhằm mang lại tính cạnh tranh cao. 

1.4 Văn hóa doanh nghiệp sáng tạo

Đa số các doanh nghiệp sở hữu mô hình văn hóa sáng tạo đều mong muốn mang lại cho khách hàng của mình với các sản phẩm, dịch vụ thật chất lượng. Chính vì sự thay đổi để tạo nên chất lượng thì với các doanh nghiệp này họ thường phải sẵn sàng chấp nhận với rủi ro trong tinh thần tư duy tiến bộ. 

Từ môi trường làm việc, cho đến trang phục và định hướng suy nghĩ làm việc của các nhân viên đều được thỏa sức tự do sáng tạo một cách không ngừng đổi mới, không ngừng học tập nhằm phát huy tối đa được các năng lực vốn có.

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Marketing, công nghệ thường áp dụng mô hình văn hóa này bởi cấu trúc mô hình doanh nghiệp đơn và và không bị sắp đặt về mặt thứ bậc, chỉ ưu tiên sự sáng tạo và đổi mới là chủ yếu. Đây cũng được cho là loại hình văn hóa được sử dụng rộng rãi trong thời gian tới bởi sự thống trị của các Gen Z. 

Ngoài các loại hình văn hóa doanh nghiệp trên mà LinkPower tổng hợp thì còn có một số loại hình văn hóa doanh nghiệp khác. Tùy theo quy mô, mục tiêu, tầm nhìn hay hoạt động kinh doanh… mà chúng ta sẽ xây dựng được những bộ quy tắc, một mô hình văn hóa chuẩn mực với các thành viên từ cấp quản lý cho đến nhân viên trong công ty, tổ chức. 

2. Cách Ứng Dụng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ là một văn hóa thu hút và giữ được chân nhân tài hoạt động một cách hiệu quả. Có được tính đổi mới không cần quá nhiều nhưng đủ và cần thiết trong các giai đoạn. Tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ trên thị trường. 

Vậy làm thế nào để ứng dụng được văn hóa doanh nghiệp vào tổ chức một cách hiệu quả, để có thể phát huy được hết tính năng trên để đảm bảo tổ chức phát triển? LinkPower có thể tóm gọn như sau:

2 1 Xác định giá trị cốt lõi:

  • Bắt đầu bằng việc xác định những giá trị cốt lõi mà bạn muốn doanh nghiệp của mình đại diện

Ví dụ: giá trị cốt lõi có thể bao gồm sự trung thực, tinh thần đồng đội, đổi mới, v.v.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn xây dựng văn hóa doanh nghiệp chi tiết

2.2 Truyền đạt văn hóa:

  • Chia sẻ giá trị cốt lõi với tất cả nhân viên thông qua các kênh truyền thông nội bộ như email, intranet, họp mặt, v.v.
  • Đảm bảo rằng mọi người đều hiểu ý nghĩa của các giá trị cốt lõi và cách áp dụng chúng vào công việc hàng ngày.

2.3 Thể hiện văn hóa trong hành động:

  • Lãnh đạo phải là người đi đầu trong việc thể hiện văn hóa doanh nghiệp. 
  • Khen thưởng và công nhận những nhân viên thể hiện các giá trị cốt lõi trong công việc.
  • Xử lý các hành vi vi phạm văn hóa doanh nghiệp một cách nhất quán.

2.4 Tích hợp văn hóa vào các quy trình:

  • Đảm bảo rằng các giá trị cốt lõi được thể hiện trong các quy trình tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả công việc, v.v.
  • Tạo môi trường làm việc khuyến khích nhân viên tuân theo các giá trị cốt lõi.

2.5 Đo lường và đánh giá:

  • Sử dụng các khảo sát, phỏng vấn và các phương pháp khác để đánh giá mức độ hiệu quả của việc ứng dụng văn hóa doanh nghiệp.
  • Thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo văn hóa doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu và chiến lược của tổ chức.