MỘT GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ CHUẨN CẦN BIẾT VÀ LÀM NHỮNG GÌ?

MỘT GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ CHUẨN CẦN BIẾT VÀ LÀM NHỮNG GÌ?

HR General - Nhân sự tổng hợp

Một trong những bộ phận phải đối diện với nhiều thử thách cùng với nhiệm vụ chức năng riêng. Đòi hỏi bản thân cần có cho mình những kinh nghiệm, sự tích lũy riêng cho bản thân để phục vụ và đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra. Ở bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào dù đang hoạt động ở lĩnh vực, ngành nghề gì. Không đâu khác đó chính là vị trí Giám Đốc Nhân Sự. Vậy Giám Đốc Nhân Sự là gì? Vai trò của họ trong tổ chức ra sao để có thể đảm nhiệm được các nhiệm vụ hãy cùng Link Power tìm hiểu trong nội dung dưới đây để giúp tổ chức của bạn thay đổi.

1. Giám đốc Nhân sự (CHRO) là gì?

Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer – CHRO) là giám đốc quản lý cấp cao phụ trách về nhân viên và tuyển dụng của một doanh nghiệp. Giám đốc nhân sự (Human Resources Director) là người đứng đầu bộ phận nhân sự trong một tổ chức, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành tất cả các hoạt động liên quan đến nhân sự. Từ tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân viên, đến quản lý các chính sách lao động và phúc lợi cho nhân viên.

2. Vai trò của Giám đốc nhân sự (CHRO) trong doanh nghiệp

Giám đốc nhân sự là vị trí vô cùng quan trọng và gắn liền với hoạt động của tổ chức. Với sự phát triển của công nghệ  AI, dần đang thay thế một số vị trí trong các tổ chức. Ảnh hưởng và làm thay đổi rất nhiều đến thị trường nguồn nhân lực trong tổ chức. Chính vì thế, đây là vị trí góp phần nâng cao nguồn lực tài năng tại các doanh nghiệp.

Thông thường, các giám đốc nhân sự được kỳ vọng và giao trọng trách nhiều hơn. Vì thường xuyên phải ra các quyết định liên quan đến chiến lược tổng thể của tổ chức. Bao gồm các vai trò nói trên và còn phải: thông qua các hoạt động tuyển dụng, quản lý được các nhân tài, tối đa hóa hiệu suất, đào tạo và phát triển cũng như hoạch định kế nhiệm... Song song đó là tạo lên một nền văn hóa doanh nghiệp gắn kết và duy trì chúng. Đặc biệt, giảm thiểu được các xung đột, mâu thuẫn nội bộ trong tổ chức. Hướng tới sự lành mạnh đảm bảo được mục tiêu chung được đề ra.

Yếu tố con người được coi là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài. Đây là yếu tố tiên quyết giúp tổ chức dễ dàng chạm tới được các mốc mục tiêu kinh doanh. Khi bản thân họ phát triển được các tài năng dưới sự phối hợp của một giám đốc nhân sự. Người đảm nhiệm "thuyền trưởng" của một con tàu là người chịu trách nhiệm chính, và đối với một giám đốc nhân sự trong tổ chức cũng vậy. Họ cần phải cống hiến và phát huy được hết tố chất của mình để có thể phát triển đội ngũ. Cũng như bản thân trong con đường chinh phục mục tiêu chung của tổ chức.

Với việc xây dựng, nuôi dưỡng và thúc đẩy đội ngũ gắn kết trong tổ chức sớm đạt được mục tiêu đề ra là nhiệm vụ của một CHRO. Vai trò của một HR Director - giám đốc nhân sự trong tổ chức là rất quan trọng. Ngoài ra, ở vị trí này còn chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát các số liệu, báo cáo liên quan đến việc tuyển dụng. Đào tạo - phát triển cũng như các chính sách đãi ngộ hay thưởng phạt theo quy chế quy định dành riêng cho các thành viên trong tổ chức.

3. Nhiệm vụ chính của một Gi ám đốc nhân sự (CHRO)

3.1 Biết kỹ năng lãnh đạo, quản lý

Với cương vị là giám đốc nhân sự thì kỹ năng thiết yếu nhất là lãnh đạo và quản lý. Dựa vào kỹ năng này, giám đốc nhân sự sẽ là người đứng đầu đưa ra các chiến lược với mục đích dự tính nhằm nâng cao năng suất lao động của nhân viên, tối đa hiệu suất công việc và tiết kiệm được chi phí.

Giám đốc nhân sự (CHRO) sẽ đảm nhận việc giám sát các hoạt động của các phòng nhân sự. Đưa ra các hướng dẫn và chỉ đạo cho các hoạt động nhân sự bằng cách giám sát việc quản trị, thu hút nhân tài, đào tạo và phát triển, phát triển nghề nghiệp,...

Giám đốc nhân sự cũng cần hiểu về văn hóa doanh nghiệp của công ty mình. Từ đó, truyền đạt những giá trị cốt lõi tới tất cả các cấp bậc nhân viên, giúp cho toàn thể nhân viên hiểu và thấm nhuần. Sau cùng tạo ra môi trường làm việc năng động và có tính kết nối.

3.2 Biết kết nối người lao động và chủ sử dụng lao động

Giám đốc nhân sự đóng vai trò kết nối nhân viên và ban lãnh đạo công ty. Một mặt họ vận động bảo vệ quyền lợi cho nhân viên khi đề cập đến vấn đề tài chính. Mặt khác, họ cùng ban lãnh đạo xây dựng cơ chế lương thưởng phân minh và các chế độ đãi ngộ để thúc đẩy được hiệu suất công việc, giữ chân nhân tài và lợi ích của doanh nghiệp.

3.3 Biết cách quan tâm đến con người

Giám đốc nhân sự biết cách kết nối các lực lượng lao động, dự đoán được vấn đề nhân sự. Họ hiểu được giá trị của người lao động hơn bất kỳ một bộ phận nào.

Ở vị trí này, người đảm nhận phải có năng lực dự đoán được sự biến động của nhân sự. Từ đó lập ra các phương án tổ chức, tái thiết, tuyển dụng nhân sự đề bù đắp vào các vị trí thiếu hụt.

Bên cạnh đó, họ cần phải tạo ra một môi trường làm việc tốt cho nhân viên. Với một CHRO tâm lý, không chỉ quan tâm đến niềm vui đơn thuần. Mà còn phải tạo ra một môi trường làm việc công bằng, kỷ luật, có đạo đức và niềm tin. Những nhân viên phải có lộ trình phát triển bản thân, nghề nghiệp rõ ràng để họ phấn đấu.

3.4 Biết cách phân tích

Giám đốc nhân sự biết cách phân tích và tận dụng các công cụ quản lý để xác định. Sắp xếp và xây dựng nguồn nhân lực để giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tổng thể và đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Ở vị trí giám đốc nhân sự đòi hỏi khả năng phân tích, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Qua đó, tìm ra những thiếu hụt và đề xuất phương án cải thiện hiệu suất làm việc. Những chiến lược này nhằm nâng cao hiệu suất của tất cả các cấp bậc ở mỗi doanh nghiệp.

Ngoài ra, giám đốc nhân sự còn chuyển kết quả phân tích của mình cho trưởng bộ phận của mỗi phòng ban để giải quyết các vấn đề và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

3.5 Biết về thị trường lao động

Giám đốc nhân sự cũng cần có sự hiểu biết nhất định các kiến thức về kinh tế, xã hội, chính trị để nắm bắt được những biến động của thị trường lao động. Không những ở thời điểm hiện tại hiện tại mà còn phải dự đoán được trong tương lai. Thông qua đó dự báo và đề xuất chiến lược nhân sự cho các phòng ban, CEO, BOD…

Bên cạnh đó, họ cũng có khả năng chủ động trước những biến đổi bất thường lao động. Tìm ra phương án bổ sung nhân sự kịp thời, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ nguồn nhân lực.

3.6 Biết cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

Giám đốc nhân sự đóng vai trò chủ chốt trong các chiến lược xây dựng văn hóa của doanh nghiệp. Họ biết cách tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, nơi mà mọi nhân viên đều được đối xử một cách bình đẳng và thân thiện. Từ đó, ngay chính tại doanh nghiệp được tạo động lực để thúc đẩy hiệu suất làm việc.

Trong thời đại công nghệ số, vị trí CHRO phải biết cách xây dựng văn hóa phù hợp với công nghệ và hoạt động của nền kinh tế số. Người lao động luôn đòi hỏi môi trường làm việc cởi mở, năng động và sáng tạo. CHRO chính là người thúc đẩy hoạt động văn hóa, gắn kết mọi người lại với nhau.

3.7 Biết cách đưa ra quyết định chính xác, kịp thời

Giám đốc nhân sự là người trực tiếp đưa ra các quyết định quan trọng mang tính chiến lược cho doanh nghiệp. Các quyết định gồm quyết định sử dụng nhân sự, quyết định bổ nhiệm hay đề bạt nhân sự. Bên cạnh đó còn có quyết định sa thải hay kỷ luật nhân sự...

Với vị trí HRBP Director sẽ đảm nhận nhiệm vụ mới là tham mưu cho các lãnh đạo cấp cao. Để đưa ra chiến lược nhân sự phù hợp chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tư vấn cho các phòng ban về số lượng nhân sự cần thiết, đề ra các phương án nhân sự hiệu quả.

4. Yêu cầu đối với một Giám đốc nhân sự

Giám đốc nhân sự là người chăm sóc và nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Ngoài ra, CHRO còn có trách nhiệm tìm kiếm nhân tài, giữ chân nhân tài. Cũng như kết nối toàn thể nhân viên để tạo ra sức mạnh giúp doanh nghiệp tiến về phía trước.

Giám đốc nhân sự (CHRO) chịu trách nhiệm việc thiết kế và triển khai kế hoạch nhân sự tổng thể. Kiểm soát các số liệu, báo cáo liên quan tới việc tuyển dụng, đào tạo - phát triển, chính sách đãi ngộ, thưởng phạt, quy chế cho nhân viên của công ty. Cụ thể:

  • Là người chịu trách nhiệm đưa ra kế hoạch/ chiến lược nhân sự tổng thể cho doanh nghiệp. Trình bày kế hoạch với ban quản trị và toàn thể công ty bao gồm ngắn hạn và dài hạn.
  • Điều hành, quản lý đội nhóm, các phòng ban nhỏ trong bộ phận nhân sự của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Nhằm tối đa hóa phát triển tiềm năng con người, đảm bảo quyền lợi nhân sự. Đảm bảo các vị trí trong doanh nghiệp là đủ để cả bộ máy vận hành tốt.
  • Phân tích và sắp xếp các số liệu cụ thể liên quan đến nhân sự. Bao gồm: các số đo về KPIs, đánh giá năng lực nhân sự, tỷ lệ nghỉ việc, tuyển dụng. Các chỉ tiêu trong chính sách nhân sự của doanh nghiệp tương ứng với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tìm ra các kẽ hở về nhân sự trong doanh nghiệp như thiếu nhân sự, năng lực, hay thái độ... Các vấn đề về sự thỏa mãn của nhân sự khi làm việc tại doanh nghiệp và giải quyết chúng.
  • Phụ trách chiêu mộ tài năng, xây dựng một hệ thống nhân tài. Nhằm tìm kiếm, đào tạo và giáo dục người có năng lực trở thành người phù hợp cho 1 vị trí / 1 nhu cầu tuyển dụng hiện tại hoặc trong tương lai. Chịu trách nhiệm xây dựng các mối quan hệ với các trường đại học. Các trang tin tuyển dụng và chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
  • Hợp tác với các chuyên viên Nhân sự trong bộ phận nhằm phân tích và đánh giá. CHRO là người tổng hợp và bao quát nhưng khi cần thiết vẫn cần sát sao tiểu tiết công việc của chuyên viên.
  • Tổ chức tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng cùng các nhân sự trong phòng.

5. Tạm kết

Qua nội dung trên, Anh/Chị cũng đã nắm được khái niệm, vai trò của một Giám Đốc Nhân Sự. Cho đến cách làm thế nào để đạt được vị trí này trong doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, họ không chỉ là người quản lý các hoạt động nhân sự trong doanh nghiệp. Còn trực tiếp xây dựng và triển khai các chiến lược quan trọng tác động một cách trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Hướng tới mục tiêu chung của tổ chức nhằm đạt được kết quả trong kinh doanh.

Trước bối cảnh nơi mà người lao động lẫn doanh nghiệp đang phải đối mặt với các thách thức. Bao gồm thách thức về công nghệ, kỹ thuật số... hay gần đây nhất là về AI. Bất kể khi nào, con người cũng có thể bị thay thế trước chúng mà không hề biết trước được. Đóng vai trò như một Giám Đốc Nhân Sự hoạt động tại doanh nghiệp với hơn 20 năm. Đội ngũ Link Power hiểu và biết được cách để đối mặt các thách thức trên. Từ việc xây dựng nhận thức, tư duy, kiến thức hiện đại mà bất kỳ một CHRO nào đảm nhiệm cần phải có. Cho đến phát triển để trở thành một CHRO chuyên nghiệp để phục vụ cho tổ chức. Tất cả sẽ có trong khóa học của Link Power, tham khảo khóa học Giám Đốc Nhân Sự TẠI ĐÂY.