HR 4.0 - CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC VỚI DOANH NGHIỆP?

HR 4.0 - CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC VỚI DOANH NGHIỆP?

HR General - Nhân sự tổng hợp

Ở trong thời đại 4.0 ngày nay, đi kèm với việc trí tuệ nhân tạo và các thuật toán tự động hóa đang phát triển, việc ứng dụng các công nghệ trợ lý ảo ngày càng giúp doanh nghiệp tối ưu được nguồn lực cũng như thời gian hơn. Qua đó, những hình thức “HR truyền thống” cũng đang dần thay đổi theo chiều hướng “HR 4.0”. Vậy HR 4.0 là gì? Ở thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 bộ phận Quản trị nhân sự có những cơ hội và thách thức như thế nào? 

1. HR 4.0 là gì? Sự khác biệt với HR truyền thống?

HR 4.0 được xem là một cuộc cách mạng trong ngành quản trị nhân sự. Đây được xem là phương thức cho các nhà quản trị nhân sự có thể ứng dụng được các công nghệ tiên tiến, mang yếu tố tự động hóa cao nhằm tăng tính linh hoạt và minh bạch trong công việc. Đồng thời, với việc được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, người quản trị nhân sự sẽ trở nên chủ động hơn, tập trung vào các công việc của mình, đòi hỏi mang tính thách thức cao hơn thay vì làm việc thủ công và nhồi nhét “hàng tá” các công việc không liên quan, giải quyết mọi vấn đề tồn đọng trong doanh nghiệp. Đây được xem là hình thức làm việc phổ biến với các nhà quản trị nhân sự trong tương lai. 

HR 4.0 là gì?

Nếu so sánh với HR truyền thống, HR 4.0 sẽ có những sự khác biệt nhất định. Điểm khác biệt rõ ràng nhất chúng ta có thể nhận thấy đó là tần suất được tiếp cận các công nghệ trợ lý ảo sẽ nhiều hơn so với HR truyền thống. Các “đầu việc” thông thường của một HR như quản lý hiệu suất, tìm kiếm ứng viên hay xử lý các văn bản hành chính sẽ được xử lý một cách nhanh chóng hơn và giảm được các áp lực hơn. Bên cạnh đó, những phần mềm tuyển dụng, ứng dụng khảo sát mức độ hài lòng (E-NPS), công cụ hỗ trợ truyền thông nội bộ, hệ thống quản lý chung đang ngày càng được phát hành nhiều trong các doanh nghiệp và giúp cho họ dễ dàng nâng cao hiệu suất làm việc hơn.

2. Lợi ích của HR 4.0 - Vì sao HR 4.0 lại quan trọng?

Với những khái niệm đã nêu ở trên, ta có thể thấy HR 4.0 đang đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hội nhập công nghệ và phát triển doanh nghiệp theo hướng tích cực, những lợi ích cơ bản mà HR 4.0 mang lại cho doanh nghiệp chúng ta có thể thấy như:

- Tối ưu hóa thời gian và quy trình làm việc

- Giảm khả năng xảy ra các sai sót trong việc xử lý các giấy tờ, báo cáo quan trọng. 

- Tăng năng suất làm việc hơn so với HR truyền thống

- Tăng khả năng thu hút và giữ chân nhân tài hơn trên thị trường lao động

3. Thách thức với Quản trị nhân sự 4.0

3.1. Sự thích ứng công nghệ

Qua những lợi ích kể trên, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của các ứng dụng công nghệ 4.0 mang lại. Tuy nhiên, để thích ứng được các công nghệ hiện đại trên, HR cần phải luôn cập nhật những thông tin, kiến thức mới để có thể áp dụng các ứng dụng thực tế ảo một cách hiệu quả. Mặt khác, trong tương lai rất có thể các doanh nghiệp sẽ hướng đến việc “chạy đua công nghệ”. Vì thế, việc chỉ biết sử dụng công nghệ thôi là chưa đủ, bộ phận nhân sự cần không ngừng cập nhật những kiến thức mới, sự tiến bộ của công nghệ,... Nếu không, HR sẽ có nguy cơ tụt hậu so với với các đối thủ của họ

Sự thích ứng công nghệ

3.2. Pháp lý và các quy định

Trong tương lai, rất có thể các bộ luật dành cho người làm nhân sự sẽ có những biến động khi công nghệ ngày càng được áp dụng trong công việc. Qua đó, những người làm nhân sự cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về pháp lý, về quy định cách sử dụng các ứng dụng AI vào trong công việc. Và đây cũng là một thách thức đáng kể của HR 4.0 khi phải liên tục cập nhật những biến động của công nghệ và luật pháp để có thể làm việc đạt hiệu quả và luôn hướng sự phát triển đến doanh nghiệp.

Pháp lý và các quy định

4. Tổng kết

Sau cùng, ở thời đại ngày nay công nghệ 4.0 đang dần thay đổi cách thức làm việc và tương tác ở hầu hết các công việc. Qua đó, khung năng lực trong kỳ nguyên 4.0 đã và đang thay đổi, bổ sung rất nhiều. Với góc nhìn chuyên viên nhân sự, các HR cần tập trung và phát triển các chương trình và đào tạo các năng lực làm việc mới không chỉ cho những chuyên viên nhân sự mà còn là đào tạo cho cả môi trường doanh nghiệp. Nhóm năng lực mới này có thể chia thành 2 nhóm nhỏ: một nhóm là các năng lực đang tiên tiến trong nền công nghệ 4.0, như là AI, các ứng dụng tự động hóa; còn nhóm năng lực còn lại là những năng lực cũ nhưng có những giá trị cốt lõi và tiền đề không thể thay thế trong tương lai gần, như là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng xử lý vấn đề,...