CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN PHỔ BIẾN

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN PHỔ BIẾN

HR General - Nhân sự tổng hợp

 

Cách tốt nhất để chọn một ứng viên phù hợp là có những phương pháp phỏng vấn chuyên nghiệp. Tham khảo những phương pháp phỏng vấn dưới đây để tuyển dụng một cách hiệu quả. 

I. Phỏng vấn tuyển dụng là gì? 

Phỏng vấn tuyển dụng (phỏng vấn ứng viên) là hình thức vấn đáp trực tiếp hoặc gián tiếp (qua điện thoại, internet) nhằm tuyển chọn ứng viên phù hợp với các vị trí trong công ty. 

Mục tiêu của cuộc phỏng vấn:

Tìm hiểu được ứng viên có đủ khả năng, năng lực hay đủ kinh nghiệm để đảm nhiệm vị trí phù hợp trong công ty. 

Biết được mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của ứng viên có phù hợp với định hướng phát triển công ty. Có thể hợp tác lâu dài cùng doanh nghiệp và khả năng thăng tiến, cầu thị với vị trí đang phỏng vấn. 

Đánh giá được sự phù hợp của ứng viên với văn hóa công ty. Những tính cách, ưu điểm của ứng viên, kỹ năng cần có của vị trí tương ứng, cách ăn mặc, ngoại hình,các mối quan hệ,...

Tóm lại, buổi phỏng vấn nhằm mục đích là tìm được ứng viên có thể làm được việc ở hiện tại và những việc sẽ làm được cho doanh nghiệp ở tương lai. 

III. Các phương pháp phỏng vấn phổ biến

1. Nhóm phỏng vấn theo nội dung

a. Phỏng vấn theo hành vi ( Behavior- based interview)

Phỏng vấn theo hành vi (Behavior-based interview) hay còn được gọi là phỏng vấn năng lực đặt(Competency-based interview) câu hỏi theo mô hình STAR:

  • Situation-tình huống, 
  • Task-nhiệm vụ,
  • Action-hành động,
  • Result-Kết quả.

Đây là hình thức phỏng vấn dựa trên lập luận rằng những hành vi trong quá khứ sẽ phản ảnh đến hành vi trong tương lai. Với phương pháp phỏng vấn này nhà tuyển dụng có thể đánh giá được những kỹ năng mềm như teamwork, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết trình,.... Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận được những yếu tố phù hợp của ứng viên với vị trí trong công ty. Tuy nhiên, với phương pháp này lại có 1 vài điểm hở giúp ứng viên có thể lách luật một cách dễ dàng. Đối với một số ứng viên có sự chuẩn bị kỹ và kỹ năng ăn nói tốt sẽ dễ dàng để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng và có thể  “nổ” về quá khứ của mình. Ngược lại đối với một số nhân viên giỏi, không được hoạt ngôn sẽ không mô tả được thành tựu quá khứ và nhà tuyển dụng không quá mặn mà với họ.

b. Phỏng vấn tình huống 

Nếu như phỏng vấn hành vi có thể giúp các ứng viên có sự chuẩn bị tốt,  sẵn sàng “vũ khí chiến đấu” với nhà tuyển dụng và vượt qua dễ dàng thì phỏng vấn tình huống này kiểm tra được phản xạ của ứng viên và tính cách thật của họ. Nhà tuyển dụng có thể xác định được kỹ năng hiểu vấn đề, nắm được luồng tư tưởng và xử lý tình huống của ứng viên. Các tình huống được xây dựng trên trách nhiệm, quyền hạn, các mối qua hệ và kĩ năng giải quyết vấn đề dựa trên các tình huống thực tế xảy ra ở doanh nghiệp.

Một nhược điểm nho nhỏ của phương pháp này là chỉ nhìn nhận được kỹ năng của ứng viên, chưa đưa ra quyết định được ai sẽ là người được chọn. Nên chúng ta phải áp dụng thêm nhiều phương pháp khác. 

c. Phỏng vấn gây áp lực 

Phỏng vấn gây áp lực hay còn được gọi là phỏng vấn căng thẳng. Đúng như tên gọi của nó,nhà tuyển dụng sẽ liên tục đặt câu hỏi bám sát vào khả năng của ứng viên, cắt ngang, hỏi vặn, yêu cầu số liệu cụ thể… là những phương pháp như vậy sẽ làm ứng viên bộc lộ đúng tính cách và khả năng  thật của mình.Các nhà tuyển dụng sẽ tìm mọi cách để “hạ gục” ứng viên ngay trong buổi phỏng vấn, do đó các ứng viên sáng giá nhất sẽ được lựa chọn cực kì khó khăn và kỹ càng.

Thông thường phương pháp phỏng vấn này chỉ sử dụng đối với các ứng viên apply vào vị trí cao trong doanh nghiệp như giám đốc, quản lý, giám sát viên hoặc một số công việc đòi hỏi áp lực cao như Creative, thiết kế thời trang,... 

Ưu điểm của phương pháp này giúp nhà tuyển dụng nhìn được tâm lý của ứng viên khi đối đầu với áp lực. Nhưng, ngược lại nó có thể làm ứng viên mất thiện cảm với doanh nghiệp và dẫn đến nhiều hệ lụy khác. 

d. Phỏng vấn mẹo 

Đôi lúc nhà tuyển dụng phải thay đổi các câu hỏi phỏng vấn nhạt nhòa bằng các câu oái oăm, thử thách trí não của ứng viên. Cách này đã được các ông lớn  trên thế giới áp dụng và thành các trào lưu trên thế giới. Ví dụ, Google hay Apple luôn đặt ra các câu hỏi hóc búa dành cho ứng viên để kiểm tra cách sáng tạo của từng người như thế nào. Những ngành cần cách phỏng vấn này thương là các ngành đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén, nhanh nhẹn như truyền thông, Marketing. 

2. Nhóm phỏng vấn hình thức

a. Phỏng vấn trực tiếp 

Một cuộc gặp gỡ trực tiếp luôn giúp con người ta có một cái nhìn chân thực về đối phương và cảm nhận được khả năng giao tiếp của họ. Trong phỏng vấn ứng viên cũng như vậy. 

Đối diện trực tiếp với ứng viên nhà tuyển dụng có thể quan sát được ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, phong thái,... là các yếu tố phản ánh chân thực nhất về con người họ. Mặt khác, một số nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên ngay khi vừa mới gặp thông qua phương pháp nhân tướng học. Tùy theo quy trình của từng công ty khác nhau mà ứng viên phải qua bao nhiêu vòng phỏng vấn. Đối với hình thức phỏng vấn này doanh nghiệp của bạn có thể xác định rõ được ứng viên phù hợp nhất cho vị trí đang trống, nhưng sẽ gây mất nhiều thời gian của nhà tuyển dụng.

b. Phỏng vấn qua điện thoại 

Để khắc phục nhược điểm của phỏng vấn trực tiếp là quá tốn kém thời gian, chi phí, thủ tục rườm rà thì phỏng vấn qua điện thoại là một phương án tối ưu cho việc tiết kiệm. Với cách phỏng vấn này bạn có thể lựa chọn ứng viên ở bất kì nơi đâu, không bị trở ngại vấn đề địa lý và tiếp xúc được nhiều ứng viên cùng lúc.

c. Phỏng vấn quan Mạng Internet

Hiện tại nhiều công ty còn mở rộng cho sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Skype,... để phỏng vấn ứng viên hoặc phỏng vấn qua video bộ phận nhân sự coi lại nhiều lần. Mặc dù có nhiều ưu điểm và theo phong cách hiện đại, những phương pháp này lại không thể gặp trực trực tiếp để đánh giá ứng viên một cách chân thực nhất.

Phương án tốt nhất là nên kết hợp hay phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phương pháp phỏng vấn qua điện thoại, mạng internet. Doanh nghiệp dùng phương pháp qua điện thoại để sàng lọc ứng viên phù hợp sau đó hẹn và phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng. Như vậy giúp nhà tuyển dụng loại bỏ được nhiều ứng viên không phù hợp hoặc chưa đủ tiềm năng. 

3. Nhóm phỏng vấn theo cơ cấu tổ chức

a. Phỏng vấn hội đồng

Ứng viên sẽ phải đối mặt với một hội đồng phỏng vấn  có thể nhiều hơn 3 người và trả lời các câu hỏi có độ sắc sảo, chính xác từ hội đồng phỏng vấn. Với phương pháp này sẽ đánh giá chính xác được ứng viên do có nhiều người cùng quan sát nhưng cũng gây cho ứng viên một tâm lý áp lực căng thẳng đôi khi vì quá lo sợ mà k vượt qua được.

b. Phỏng vấn nhóm 

Phỏng vấn nhóm là sắp xếp các ứng viên vào cùng một phòng hoặc cùng một bàn tròn để cùng giải quyết một vấn đề trong một khoản thời gian nhất định. Trong lúc này phỏng vấn viên sẽ đứng vòng ngoài quan sát và đánh giá các ứng viên một cách công tâm nhất. Trong lúc giải quyết vấn đề các ứng viên sẽ có cơ hội bộc lộ được khả năng nắm, hiểu vấn đề, khả năng phân tích, khả năng thuyết phục người khác và khả năng trình bày của bản thân, hoặc có cướp lời của người khác hay không. Với phương pháp này nên áp dụng vào các công việc ngành nghề sử dụng giao tiếp nhiều hoặc cấp lãnh đạo. 

4. Nhóm dựa theo cấu trúc phỏng vấn 

a. Phỏng vấn theo mẫu 

Trước khi gặp ứng viên nhà tuyển dụng đã chuẩn bị bảng câu hỏi mẫu để làm căn cứ đánh giá năng lực ứng viên. Bảng câu hỏi sẽ tập trung vào kỹ năng, năng lực mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Sẽ có một bộ từ điển năng lực được chuẩn hoá và thống nhất để đánh giá đồng bộ các ứng viên.

Với phương pháp này ta sẽ thấy được sự công bằng trong lúc phỏng vấn, cùng một câu hỏi, cùng một khung đánh giá năng lực các ứng viên sẽ bộc lộ được hết tiềm năng của mình.

b. Phỏng vấn không theo mẫu ( tự do ) 

Trái ngược với phương pháp trên, trược khi phỏng vấn nhà tuyển dụng chuẩn bị một loạt câu hỏi đa dạng, mức độ khác nhau. Phỏng vấn viên hỏi một câu và dựa vào câu trả lời của ứng viên mà đưa ra câu hỏi kế tiếp một cách linh hoạt. Phương pháp này giúp nhịp phỏng vấn được suôn mượt, thoải mái hơn cho ứng viên và nhà tuyển dụng. 

III. Một vài lời khuyên cho cuộc phỏng vấn thành công

Nên xác định mục tiêu của cuộc phỏng vấn rõ ràng: vị trí đang trống là vị trí nào, cần những kỹ năng gì và bạn mong đợi điều gì ở ứng viên. 

  • Xây dựng một danh sách các yếu tố cần có của một ứng viên mà bạn hoặc doanh nghiệp mong muốn. 
  • Xây dựng bảng câu hỏi đánh giá năng lực của ứng viên. 
  • Tìm hiểu kĩ CV của ứng viên
  • Xác định thông tin, thời gian, địa điểm phỏng vấn với ứng viên. 
  • Và một số công việc khác tùy theo yêu cầu của từng doanh nghiệp. 

Tóm lại, Mỗi một phương pháp phỏng vấn có một ưu và nhược điểm riêng có độ phù hợp với từng vị trí, cấp độ khác nhau trong công ty. Một doanh nghiệp muốn phỏng vấn tốt và ghi điểm trong mắt ứng viên nên tìm hiểu kỹ từng phương pháp phỏng vấn để sử dụng linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất.

>>Hiện tại, Link Power đang có khóa học HR Foundation Online nhằm giúp những bạn nhân sự tay ngang, các bạn sinh viên ngành nhân sự mới ra trường cập nhật các kiến thức nhân sự mới nhất, mô hình nhân sự hiện đại, thực chiến được tại Doanh nghiệp ngay sau khi kết thúc khóa học. Mọi thông tin chi tiết tham khảo TẠI ĐÂY.