WORK LIFE BALANCE VÀ QUIET QUITTING - SỰ TƯƠNG QUAN VÀ KHÁC BIỆT

WORK LIFE BALANCE VÀ QUIET QUITTING - SỰ TƯƠNG QUAN VÀ KHÁC BIỆT

Total Rewards

1. Work Life Balance - Thiên đường của dân đi làm ?

 

Work life balance là thuật ngữ chỉ sự cân bằng trong công việc và cuộc sống. Mặc dù khái niệm đơn giản là vậy, nhưng hiện nay các bạn trẻ gần như không thể  “work life balance” một cách hiệu quả ngay được.

 

Một số người dành quá nhiều thời gian để tập trung phát triển sự nghiệp, để lại những hệ lụy đáng tiếc về sức khỏe, hạnh phúc gia đình, mong muốn cá nhân. Một số khác lại dành những thời gian quý báu đấy để hưởng thụ, chăm sóc bản thân quá mức cần thiết. Cả hai lối sống đấy đều không được khuyến khích vì sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định đến đời sống tinh thần của bạn.

 

Cũng chính vì lý do đó mà thuật ngữ “Work life balance “ ra đời, nó thể hiện mong muốn của con người nhằm giải tỏa áp lực căng thẳng trong công việc và đời sống. Work life balance được sinh ra với mục đích bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, là thiên đường trong mơ khi họ đi làm được hưởng lương thưởng phúc lợi đầy đủ nhưng cuộc sống cá nhân không bị ảnh hưởng, quỷ thời gian không bị chồng chéo lên nhau.

 

 

Sự quan trọng của work life balance

 

Dựa vào các khảo sát cho thấy, nhiều người lao động đang có xu hướng vắt kiệt sức mình cho công việc, nếu điều này tiếp diễn lâu dài sẽ dẫn đến việc căng thẳng thần kinh, não bộ, sức khỏe giảm sút định và tệ hơn nữa sẽ dẫn đến thiếu cảm giác hạnh phúc với công việc mình đang làm. Qua đó, nếu biết cách vận dụng “work life balance”, ta sẽ biết cách phòng ngừa giải quyết các vấn đề trên một cách hiệu quả. Ngoài ra, “work life balance” sẽ giúp bạn kiểm soát được quỹ thời gian của mình, có thêm thời gian để dành cho bản thân, gia đình và giúp bạn hiểu nhiều điều hơn về giá trị của cuộc sống. 

 

2. Quiet Working - “Bỏ việc” trong im lặng ?

 

Quiet working có thể hiểu là việc người lao động hoàn thành công việc của họ ở mức “tròn vai” và bỏ qua những cố gắng trong công việc. Thay vì dành hầu hết thời gian cho công việc, những người này sẽ có xu hướng tập trung hơn cho bản thân, gia đình, những người thân yêu và những điều khiến bản thân mình cảm thấy thích thú.

 

Khái niệm này còn có thể hiểu là những người lao động chỉ thực hiện đúng mô tả công việc ngay từ ban đầu, đúng thời gian quy định. Họ sẽ không làm thêm giờ, không tham gia vào những buổi Team building, hoạt động của công ty, và họ sẽ không thích nói về những vấn đề liên quan đến công việc ngoài giờ làm.

 

Có nhiều lý do khiến nhân sự hình thành tư tưởng “quiet quitting” xảy ra. Có trường hợp sau một khoảng thời gian không hiệu quả, người lao động cần suy nghĩ lại định hướng và tương lai của mình. Hay ở một trường hợp khác, nhân sự mặc dù đã làm lâu năm và cống hiến rất nhiều cho doanh nghiệp, nhưng lại không được công nhận hay không có cơ hội thăng tiến, dần dần người lao động sẽ cảm thấy mất động lực và muốn “quiet quitting - làm vừa đủ thôi là được”

 


 

“Tròn vai” hay chi là sự ngụy biện cho sự lười biếng

 

Trong vài tháng gần đây, khái niệm “quiet quitting” đang gây ra một làn sóng tranh cãi xoay quanh việc đó có phải là lời ngụy biện cho sự lười biếng hay không ? 

 

Nếu xét trên góc độ tích cực, “quiet quitting” sẽ giúp chúng ta không còn có suy nghĩ về định kiến “tận dụng từng giây từng phút để tạo ra năng suất tốt nhất”, giúp các bạn rạch ròi được thời gian nào chúng ta cần làm việc, thời gian nào nên tập trung vào những thứ khác, điều đó sẽ khiến bạn chủ động hơn cho chính thời gian và đời sống của mình.

 

Mặc dù vậy, có một điều khiến chúng ta phải cân nhắc đó là phong cách làm việc “quiet quitting” chắc chắn không phải phong cách dành cho tất cả mọi người. Bởi lẽ, chưa ai có thể biết được hệ quả của phong cách làm việc này là gì, chưa có một phương pháp rõ ràng cho việc áp dụng phong cách trên hiệu quả và hơn hết, Doanh nghiệp sẽ không thích điều này, vì họ sẽ cảm thấy không mang lại thêm giá trị gì cho họ, khi sự mong muốn và tham vọng của các doanh nghiệp ngày càng cao.

 

3. Lựa chọn Work life balance hay Quiet quitting?

 

Rất nhiều người cho rằng để cân bằng công việc và cuộc sống nên chia rạch ròi thời gian cho công việc là 8 tiếng, thời gian cho gia đình bạn bè là 8 tiếng và thời gian cho bản thân là 8 tiếng như vậy không có sự va chạm chồng chéo lên nhau giữa các quỹ thời gian. Liệu như vậy có thực sự hiệu quả và đạt được điều người lao động mong muốn.

 

Theo một nghiên cứu của google năm 2014 chỉ rằng trong một doanh nghiệp có 2 loại nhân viên chính là Segmentor và Integrator. Trong số những người đã tham gia khảo sát thì có khoảng 30% trên tổng số thuộc nhóm Segmentor. Đây là nhóm đối tượng không thích đem công việc về nhà, sau giờ tan ca chỉ muốn tập chung vào chuyện cuộc sống. Cảm thấy rất bực tức và phiền toái nếu nhận được cuộc gọi từ công ty, từ đồng nghiệp. Họ luôn hoàn thành công việc trong ngày ở công ty và không muốn mang nó về nhà và đặc biệt không thích nói chuyện công việc trên bàn ăn. Với những đối tượng trên, họ có thể lựa chọn cả hai phong cách, nhưng thường sẽ lựa chọn phong cách “quiet quitting” làm “kim chỉ nam” cho họ.

 

Còn lại 70% thuộc nhóm integrator. Họ có thể làm việc riêng trong giờ làm nhưng có thể thoải mái đem công việc về nhà làm vào buổi tối, cuối tuần có thể đi tán gẫu với bạn bè về công việc của 2 bên và đọc tài liệu để nâng cao kiến thức chuyên môn. Họ có thể lựa chọn “work life balance” làm phong cách cho bản thân mình.

 

 

4. Có thể kết hợp cả work life balance và quiet quitting không ?

 

Trước hết, ta cần làm rõ lại vai trò của work life balance và quiet quitting. Quiet quitting là thời điểm nhân sự chỉ muốn dành thời gian cống hiến cho công việc ở mức tối thiểu và không suy nghĩ đến việc cố gắng. Work life balance sẽ có đôi chút khác biệt, lúc này nhân sự vẫn mong muốn được cống hiến hết mình nhưng sau giờ làm họ muốn dành thời gian để làm những điều họ thích.

 

Cơ bản, những người có phong cách làm việc work life balance hay quiet quitting đều với mục đích muốn dành thời gian ngoài giờ làm để tập trung hơn vào phát triển bản thân, cham lo gia đình… Qua đó, ta thấy được sự khác nhau chủ yếu nằm ở lý do nhân sự làm công việc đấy là gì. Trở lại với câu hỏi trên, thực tế có nhiều trường hợp quiet quitting vì nhân sự muốn “work life balance”, từ đó có thể thấy, ta có thể kết hợp được giữa work life balance và quiet quitting, nhưng cần cân nhắc vì quiet quitting là một dạng “phản kháng bùng nổ” của nhân sự khi gặp vấn đề cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

 

 

Kết luận 

 

Suy cho cùng, cả work life balance và quiet quitting hình thành đều với mục đích khiến người lao động muốn dành thời gian ngoài giờ làm để tập trung hơn vào những nhu cầu bản thân. Nhưng sự khác biệt ở đây là “work life balance” luôn là sự mong muốn, khao khát người lao động muốn đạt được còn “quiet quitting” là phong cách làm việc “cố gắng ở mức tối thiểu”, hay trong ánh mắt của các agency nhận định là “bùng nổ” trong công việc.