Đại dịch Covid-19 đã “bẻ lái” hoàn toàn nhiều mặt cuộc sống từ thể chất, tinh thần, tài chính, cho đến môi trường làm việc. Do đó, Total Rewards, thứ liên hệ chặt chẽ với tâm lý - nhu cầu - nguyện vọng của người lao động, không thể nằm ngoài guồng thay đổi này. Vậy để luôn nắm giữ được các cá nhân tinh hoa, doanh nghiệp cần làm gì với hệ thống Đãi Ngộ Tổng của mình? 4 xu hướng mới nhất sẽ được bật mí cho bạn ngay trong bài viết dưới đây.
Covid-19 tác động như thế nào đến Total Rewards?
Thời kỳ bùng nổ của Covid-19 đi qua, nhiều người lao động phải đối mặt với hàng loạt các di chứng về sức khỏe cũng như tình trạng căng thẳng kéo dài do cách ly xã hội quá lâu. Chính bởi thế, khi quay trở lại với công việc, yêu cầu của họ tới chính sách Total Rewards của doanh nghiệp không còn chỉ dừng lại ở lương thưởng, mà cao hơn nữa là sự chăm sóc tinh thần.
Bên cạnh đó, sự phát triển của hình thức Work From Home trong và sau giãn cách cũng khiến thời gian, hiệu suất làm việc, cách thức quản lý nhân sự bị thay đổi. Nhân viên dễ dàng xử lý công việc ở bất kỳ đâu, trong bất cứ khung thời gian nào một cách linh hoạt, nhưng đồng thời cũng phải chịu một số khoản phát sinh tại nhà như Internet, chi phí liên lạc. Một số khác cho rằng phải làm việc một mình khiến họ cảm thấy cô đơn, thiếu tinh thần đồng đội dẫn đến giảm nhiệt huyết.
Theo một khảo sát vào tháng 6/2022 của LinkedIn, hơn 65% nhân sự mong muốn có thêm những phúc lợi phi tiền tệ nhằm giúp họ cảm thấy hài lòng hơn với môi trường làm việc, cải thiện tâm lý cũng như gia tăng mức độ cống hiến. Theo một tổng hợp khác bởi Gartner, có đến 68% các doanh nghiệp đã thêm ít nhất 1 đãi ngộ vào chiến lược Total Rewards nhằm giúp đỡ nhân viên của mình xuyên suốt thời gian dịch bệnh.
Các con số biết nói trên chỉ ra một điều rằng nếu doanh nghiệp muốn gia tăng tính cạnh tranh, giữ chân và thu hút nhân lực tốt hơn, cần phải xem xét và điều chỉnh lại hệ thống Total Rewards cho phù hợp với thực tế thị trường lao động.
3 xu hướng xây dựng Total Rewards thu hút nhân tài hậu Covid
Tập trung vào sức khỏe thể chất và tinh thần
Bên cạnh chính sách chi trả lương thưởng hấp dẫn, xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho nhân viên nhằm đối phó với các hậu quả từ dịch bệnh sẽ giúp doanh nghiệp luôn duy trì được nguồn nhân lực để hoạt động nhịp nhàng, tránh đứt mạch công việc. Một số gợi ý về chính sách phúc lợi sức khỏe cho hệ thống Total Rewards có thể kể đến như: tổ chức các hình thức tập luyện thể thao sau giờ làm tại văn phòng, cung cấp bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe hoặc các buổi tư vấn sức khỏe online…
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đã không còn đặt vấn đề chăm sóc tâm lý ở vị trí thứ yếu, mà dần quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của nhân viên. Có thể bạn chưa biết, WHO đã công bố mỗi năm, nền kinh tế thế giới đánh mất hơn 1 nghìn tỷ đô la bởi chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, đặc biệt là sau Covid-19. Nếu không muốn doanh nghiệp của mình cũng phải gồng gánh một phần hệ quả này, hãy bắt đầu bằng việc thấu hiểu người lao động thông qua các khảo sát, hội thảo tâm lý,chính sách cân bằng công việc - cuộc sống. Những phần thưởng này sẽ tác động vô cùng tích cực đến sức khỏe tinh thần nhân viên, từ đó tạo ra các thặng dư hiệu suất bất ngờ.
Ưu tiên mục tiêu phát triển sự nghiệp bền vững
Covid-19 tạo ra nhiều công việc mới nhưng cũng khiến nhiều việc làm truyền thống bị ảnh hưởng đáng kể. Do đó, theo một số nghiên cứu gần đây trên những lao động trẻ thuộc nhóm tuổi từ 26 - 40, lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng là một trong những ưu tiên hàng đầu khi tìm việc hoặc khi cân nhắc gắn bó với một doanh nghiệp.
Chiến lược Total Rewards thông minh, bắt kịp xu hướng sẽ phải bám vào ưu tiên này để tạo dựng những chính sách đào tạo, trau dồi kỹ năng, nâng cao năng lực thường xuyên, đồng thời vẽ ra được bức tranh chi tiết về từng nấc thang nghề nghiệp để nhân viên có mục tiêu phấn đấu và cống hiến.
Cân bằng giữa linh hoạt, công bằng và minh bạch trong lương thưởng
Mặc dù không đại diện cho tất cả, nhưng lương thưởng luôn là một phần quan trọng nhất đối với hệ thống Total Rewards của bất kỳ doanh nghiệp nào. Thời kỳ Covid chứng kiến nhiều đợt cắt giảm phúc lợi khiến nhân viên đứng trước áp lực tài chính to lớn, càng làm cho họ quan tâm đến tiền lương hơn bao giờ hết.
Hậu Covid, nhà quản lý nhân sự cần tuân thủ gắt gao nguyên tắc minh bạch trong tính toán lương thưởng, giúp người lao động cảm thấy họ được ghi nhận xứng đáng với công sức bỏ ra cho công việc. Nên cân nhắc sử dụng phương thức chi trả lương 3P thay cho các cách tính cũ nhằm đảm bảo tối ưu sự công bằng giữa các vị trí và yêu cầu nhiệm vụ khác nhau.
Ngoài ra, cần xét đến việc linh hoạt thêm vào các gói hỗ trợ cho nhân viên khi làm việc tại nhà để khích lệ tinh thần. Đặc biệt, với các nhân sự chủ chốt, hình thức hỗ trợ này sẽ tạo cảm giác gắn bó khiến họ luôn thấy công ty giống như gia đình thứ 2 của mình.
Để thiết kế được một hệ thống Total Rewards có tính cạnh tranh cao, bắt kịp sự biến chuyển liên tục của tình hình xã hội, đòi hỏi người làm nhân sự hay chủ doanh nghiệp phải có kiến thức cũng như trải nghiệm thực tế sâu sắc. Bạn có thể tham khảo Khóa học Total Rewards của Link Power - Chương trình đào tạo duy nhất tại Việt Nam theo chuẩn hệ thống quốc tế.
Xem thêm thông tin chi tiết về khóa học TẠI ĐÂY.