MẪU KPIs CHO BỘ PHẬN IT, LẬP TRÌNH VIÊN

MẪU KPIs CHO BỘ PHẬN IT, LẬP TRÌNH VIÊN

Quản lý thành tích

A. IT là ai?

IT là những người viết ra chương trình máy tính còn gọi là Lập trình viên. Họ sẽ tham gia trực tiếp vào công việc thiết kế, xây dựng và tạo ra các chương trình phần mềm mới. Đặc biệt, lập trình viên còn dùng ngôn ngữ riêng trong ngành công nghệ kết hợp với công cụ máy tính để sáng tạo ra các phần mềm hữu dụng. Ngôn ngữ của lập trình gồm nhiều dạng: C++, Visual Basic.net, Java…

Có lẽ ít nghề nào mang nhiều cái tên như nghề Lập trình viên. Bạn có thể thấy họ được gọi là nhà phát triển phần mềm (software developer), lập trình viên máy tính (computer programmer), lập trình viên phần mềm (software coder) hay kĩ sư phần mềm (software engineer).

  • Bản mô tả công việc phổ biến của Nhân viên Lập trình viên

Nghề lập trình có rất nhiều nhiệm vụ nhưng thông thường tạo ra các dòng code là trách nhiệm chính của developer.

  • Phối hợp cùng các developers và nhà phân tích kinh doanh để đưa ra mẫu thiết kế phần mềm;
  • Chuẩn bị các nguyên mẫu cơ bản và bản mô tả chi tiết chương trình;
  • Mô tả chi tiết phần mềm và chuyển đổi bản thiết kế thành đoạn code có khả năng thực thi cao cùng ngôn ngữ phù hợp;
  • Hợp nhất hướng giải quyết phần mềm cá nhân thành hệ thống có level cao;
  • Kiểm tra code định kỳ nhằm đảm bảo code mang tới kết quả đáng mong đợi à sửa lỗi khi cần thiết;
  • Dùng các công cụ dựa trên nền tảng web để tạo ra phần mềm có dạng dịch vụ nâng cao;
  • Phối hợp với các Technical Writers để viết tài liệu hỗ trợ người dùng;
  • Nâng cấp định kỳ để giúp phần mềm và các hệ thống được bảo mật và sử dụng hiệu quả hơn

B. Mẫu KPI của vị trí Lập trình viên

1. KPI dành co trưởng phòng IT

a. Tỷ lệ khắc phục sự cố liên quan đến các hệ thống dùng chung (server, đường truyền, tổng đài, thiết bị mạng loại trừ các trường hợp bất khả kháng)

Cách tính = tổng hỗ trợ trong tháng đúng hạn (dựa trên biên bản bàn giao nội bộ)/Tổng yêu cầu hỗ trợ trong tháng

Chu kỳ đánh giá: Tháng

b. Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu hỗ trợ phức tạp từ người sử dụng hệ thống trong thời gian quy định (24h kể từ khi nhận được yêu cầu)

Cách tính = tổng hỗ trợ(phức tạp) thực hiện trong tháng đúng hạn (dựa trên xác nhận bàn giao nội bộ)/Tổng yêu cầu hỗ trợ trong tháng

Chu kỳ đánh giá:Tháng

c. Số sáng kiến đề xuất trong kỳ

1 lần = xuất sắc; 0 lần = trung bình

Chu kỳ đánh giá: Quý

d. Tỷ lệ thực hiện kế hoạch đổi mới nâng cấp/kế hoạch ban đầu đề ra

Cách tính = hoạt động thực tế/kế hoạch đề ra*100%

Chu kỳ đánh giá : Quý/Năm

e. Số lần vi phạm các quy định vận hành hệ thống, quy trình xử lý công việc làm ảnh hưởng đến hệ thống và người sử dụng?

Cách tính:

1 lần = 100%; 2 lần = 90%; > 2 lần = 74%

Chu kỳ đánh giá: Tháng

f. Số lần sự cố liên quan đến các hệ thống dùng chung (server, đường truyền, tổng đài, thiết bị mạng) trong kỳ

Cách tính:

2lần = 100%; 4 lần = 90%; > 6 lần = 74%

Chu kỳ đánh giá: Tháng

2. Chức danh quản trị mạng, CNTT

a. Tỉ lệ thời gian mạng thông suốt nhằm hỗ trợ cho hệ thống đo và cân trong vụ ép (>90% mạng thông suốt trong 1 giai đoạn = xuất sắc, yêu cầu là không để ngưng trệ hệ thống cân và đo quá 1 tiếng)?

0 lần = xuất sắc; 1 lần = khá; 2 lần = trung bình; > 2 lần = yếu

Chu kỳ đánh giá: Tháng

b. Tỷ lệ cung cấp hình ảnh camera tại thời điểm theo yêu cầu của các phòng ban?

Cách tính = tổng số yêu cầu thực hiện/tổng yêu cầu nhận được *100%

Chu kỳ đánh giá: Tháng

c. Tỉ lệ sai sót về bảo mật trong quá trình phân quyền (nếu có thì phải khắc phục trước khi có hậu quả rõ rệt).

0 lần = xuất sắc; 1 lần = trung bình; > 1 lần = yếu

Chu kỳ đánh giá: 6 tháng

d. Số lượng sáng kiến được áp dụng?

1 lần = xuất sắc; 0 lần= trung bình

Chu kỳ đánh giá

e. Mức độ duy trì hoạt động web và khắc phục sự cố trong 24h kể từ khi xảy ra (trừ các trường hợp bất khả kháng _TP xác nhận)

0 lần = xuất sắc; 1 lần = trung bình

Chu kỳ đánh giá: Tháng

f. Mức độ đảm bảo an toàn dữ liệu?

Số lần mất dữ liệu:

0 lần = 100%; 1 lần = 80%; ≥ 2 lần 79%

Chu kỳ đánh giá: Tháng

g. Tỉ lệ cung ứng đầy đủ dữ liệu theo yêu cầu?

0 lần phàn nàn của các phòng ban = xuất sắc;  1 lần = TB;  > 1 lần = yếu

Chu kỳ đánh giá:Tháng

h. Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu hỗ trợ đơn giản từ người sử dụng hệ thống trong thời gian quy định (30'/người)

Cách tính = tổng hỗ trợ(đơn giản) thực hiện trong tháng đúng hạn (dựa trên xác nhận bàn giao nội bộ)/Tổng yêu cầu hỗ trợ trong tháng)

Chu kỳ đánh giá: Tháng

i. Số lỗi vi phạm cập nhật hồ sơ trang thiết bị?

0 lỗi = xuất sắc; 1 lỗi = tốt; 2 lỗi = khá; 3 lỗi = trung bình; > 3 lỗi = yếu

Chu kỳ đánh giá: Tháng

j. Tỉ lệ đáp ứng yêu cầu hỗ trợ vận hành và đào tạo sử dụng CNTT đúng thời điểm và đúng nhu cầu

Cách tính = Tổng số yêu cầu được đáp ứng/Tổng số yêu cầu * 100%

Chu kỳ đánh giá:Quý

3. Chức danh: biên tập viên Website, kiêm hỗ trợ vận hành hệ thống ERP

a. Tỷ lệ thông tin được cập nhật trong vòng 24h kể từ khi nhận được yêu cầu cập nhật?

1 lỗi chậm = 100%; 2 lỗi = 95%; 3 lỗi = 90%; > 4 lỗi = 80%

Chu kỳ đánh giá: Quý

b. Tỷ lệ thực hiện khắc phục lỗi cho các sự cố thông thường trên website trong thời gian quy định (2 ngày làm việc)?

1 lỗi chậm = 100%; 2 lỗi = 95%; 3 lỗi = 90%; > 4 lỗi = 80%

Chu kỳ đánh giá: Quý

c. Tỷ lệ hỗ trợ thành công các lỗi hệ thống (cho người sử dụng) trong thời gian quy định

Cách tính = Tổng các hỗ trợ thành công trong thời gian quy định/tổng yêu cầu phát sinh trong kỳ

Chu kỳ đánh giá: Tháng

d. Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu phân quyền truy cập và khai thác hệ thống cho nhân viên mới từ khi có yêu cầu đến khi hoàn thành

Nếu có 1 nhân viên làm việc 3 ngày chưa có truy cập = 90%

Nếu có >1 nhân viên hoặc > 3 ngày chưa có truy cập = 74%.

Chu kỳ đánh giá: Tháng

e. Tỷ lệ cập nhật thành công users (thêm mới, xóa bỏ) trong thời gian quy định

Cách tính = tổng nhân viên được đào tạo/Tổng nhân viên hiện tại

Chu kỳ đánh giá : Tháng 

f. Tỉ lệ theo dõi hồ sơ, tài liệu của phòng, sắp xếp, xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000.

0 lần vi phạm = xuất sắc; 1 lần = tốt; 2 lần = khá; 3 lần = trung bình; > 3 lần = yếu

Chu kỳ đánh giá: Quý

Ngoài ra, chỉ số KPI dành cho nhân viên phòng công nghệ thông tin còn được đánh giá thông qua các chỉ số khác như:

  • Chỉ số quản lý đơn vị (áp dụng chung theo tiêu chí đánh giá cán bộ quản lý cấp trung, cấp cơ sở)
  • Chỉ số ý thức kỷ luật cá nhân (áp dụng theo tiêu chí chung)
  • Chỉ số phát triển cá nhân (áp dụng theo tiêu chí chung)

>> Thay vì KPIs, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp OKRs để quản trị mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả. Để lắng nghe các chuyên gia quốc tế và trong nước chia sẻ về phương pháp này, hãy đăng kí chương trình Webinar OKRs HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ THAM DỰ diễn ra ngày 24/02/2023 TẠI ĐÂY!