1. Chiến lược OKRs là gì ?
Chiến lược là chương trình, kế hoạch hành động được thiết kế theo một trình tự và ý đồ nhất định, nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể. Những mục tiêu này là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.
Còn OKRs (Objectives and Key Results) là mục tiêu và kết quả chính. Đây là một phương pháp quản lý mục tiêu, giúp các công ty đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Chiến lược OKRs là một chương trình, kế hoạch hành động tổng thể, lâu dài giúp đạt được các kết quả chính, các mục tiêu mà OKRs hướng tới
2. Vì sao nên xây dựng chiến lược OKRs
Chúng ta có thể hiểu rằng OKRs được hình thành bởi hai yếu tố chính
Mục tiêu doanh nghiệp (Objective): Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Mục tiêu càng rõ ràng thì càng tạo động lực cho con người phát triển.
Kết quả then chốt (Key-results): để đạt được mục tiêu phải làm như thế nào? Mỗi một KRs là một nấc thang giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu
OKRs chỉ rõ điều quan trọng nhất cần thực hiện trong bức tranh chung, tổng thể của con đường phát triển. Từ bức tranh chung đó, bạn rất cần phải xây dựng chiến lược OKRs cụ thể, rõ ràng, mang tính lâu dài. Một chiến lược OKRs chuẩn xác, phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp:
- Xác định chính xác mục tiêu cần ưu tiên.
- Cụ thể hóa con đường đạt được các kết quả chính hướng tới mục tiêu
- Định hình một lộ trình cụ thể, một tiến độ thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu
- Theo dõi tiến độ, đánh giá được hiệu quả OKRs so với mong muốn, mục tiêu ban đầu kết quả chính và mục tiêu
3. Các yếu tố cốt lõi của chiến lược OKR
Mỗi một cá nhân, nhóm, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có những đặc thù riêng biệt, nên việc xây dựng chiến lược OKRs cũng cần cân nhắc đủ các yếu tố riêng biệt này. Nhưng ở mặt tổng thể chung thì một chiến lược OKRs hiệu quả nên quan tâm một số điểm:
Linh hoạt: OKRs có thể thay đổi được trong bất cứ lúc trong chu kì của OKRs,Việc tùy chỉnh mục tiêu này sẽ tùy theo sự thay đổi, biến động của tình hình phát triển công ty. Thay vì ứng dụng kế hoạch cứng hằng năm, hằng quý, doanh nghiệp bạn có thể thay thế bằng chu kì okrs ngắn hạn như theo tháng, tuần tùy theo tình hình mà thay đổi.
Đơn giản: OKR thực sự đơn giản, doanh nghiệp bạn không nên quá cầu kì, phức tạp vấn đề, thiết lập mục tiêu cùng các kết quả chính theo tiêu chí đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ thực hiện
Minh bạch: OKRs cần được công khai cho tất cả nhân viên, tất cả các bộ phận, phòng ban trong công ty biết. OKRs tạo sự liên kết, đoàn kết, đồng lòng thực hiện mục tiêu và chính yếu tố minh bạch này là khởi đầu cho sự liên kết đó
Tất cả nhân viên đều có thể xem OKRs của người khác, bất kể là cấp dưới, ngang cấp hay cấp lãnh đạo
Thiết lập hai chiều: Phương pháp quản lý truyền thông thường theo một chiều từ trên, từ lãnh đạo cao nhất xuống bên dưới. Quản lý như vậy thường mất quá nhiều thời gian và hạn chế trong khả năng thích ứng, linh hoạt, hạn chế trong việc phát triển các giá trị vượt trội
Dựa trên mục tiêu mang tính tham vọng, mang tính cách mạng: nếu nhân viên của doanh nghiệp hoàn thành 100% mục tiêu cũng không được cho là tốt, bởi vì OKRs được thực hiện dựa trên sự táo bạo và tham vọng của con người để thúc đẩy nỗ lực của công ty. Hãy lựa chọn cho mình một điểm đến xa hơn, hấp dẫn hơn để có thể thu hút sự tập trung, cố gắng của người tham gia hơn.
4. Các loại chiến lược OKRs
- Chiến lược OKRs dài hạn:theo nhịp độ hằng năm và thường được dành cho công ty hoặc các phòng ban lớn trong công ty.
- Chiến lược OKRs trung hạn: thường theo nhịp độ quý và dành cho các phòng ban, đội nhóm.
- Chiến lược OKRs ngắn hạn: thực hiện theo nhịp tháng, tuần để theo dõi tiến độ làm việc cá nhân.
5. Quy trình xây dựng chiến lược OKRs
a. Đánh giá, chuẩn bị và lựa chọn.
Để triển khai một khung quản trị năng lực, chiến lược OKrs cần có sự đánh giá và chuẩn bị kỹ càng từ các bên. Doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn các nhịp thực hiện dựa trên sự phù hợp với tình hình cụ thể, các kỳ vọng, mục tiêu phát triển của công ty. Việc lựa chọn nhịp OKRs giúp nhân viên thích nghi được quy trình quản lí mới nhanh chóng và hiệu quả. Ở bước đầu tiên này, doanh nghiệp của bạn đánh giá xem tổ chức, phòng ban của mình đang quan tâm đến mục tiêu nào: dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn. Thông thường, khi mới bắt đầu các doanh nghiệp quan tâm đến mục tiêu lớn của công ty sau đó đến các phòng ban và cuối cùng là từng cá nhân.
b. Xác định mục tiêu
Mục tiêu của công ty, phòng ban, cá nhân phải có giá trị cộng hưởng cho nhau để đi đến mục tiêu chung.
Mục tiêu cá nhân phải góp phần hoàn thành mục tiêu cho phòng ban
Mục tiêu phòng ban phải góp phần hoàn thành mục tiêu cho công ty.
c. Xác định kết quả chính
Tất cả các chỉ số dùng để đo lường kết quả chính phải phù hợp với văn hóa làm việc và phù hợp với ưu tiên, mục tiêu hiện tại của công ty
Các kết quả chính cần đảm bảo yếu tố cụ thể, có thể đo lường được, thực hiện được, phù hợp với mục tiêu và cần được ràng buộc trong khoảng thời gian nhất định
BTV: Jade