SME LÀM SAO ĐỂ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI

SME LÀM SAO ĐỂ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI

HR General - Nhân sự tổng hợp

Bài toán giữ chân nhân tài khiến không ít các doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) phải đau đầu. Thực tế, lương không phải là yếu tố “then chốt’’ giúp doanh nghiệp giữ chân được những nhân sự tài năng. 

Để giải quyết vấn đề này, Học viện Link Power sẽ mách bạn một số ý tưởng để giúp giữ chân được các nhân sự giỏi cho các công ty SME: 

1. Tuyển đúng người, đúng vị trí

Bài toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là “tiền”. Các doanh nghiệp thường thưởng tiền mặt hoặc cổ phần để giữ chân nhân viên giỏi, nhưng điều này khá khó với doanh nghiệp SME vốn chưa mạnh về nguồn lực tài chính.

Do vậy, để giữ chân nhân sự giỏi thì trước tiên nhân viên đó phải làm đúng chuyên môn, để cho họ cảm thấy họ đang được đóng góp cho công ty. Ngoài ra, chỉ nên giữ nhân sự có tố chất lãnh đạo, đây là chất keo kết dính những nhân viên giỏi khác. Các thống kê cho thấy, nhân viên bỏ công ty thì ít, còn bỏ lãnh đạo ra đi thì nhiều.

2. Cho nhân viên thấy được sự tăng trưởng

Độc chiêu giúp doanh nghiệp SME giữ chân được các nhân sự giỏi chính là cho họ thấy được sự tăng trưởng của công ty. Đây là điều các chủ doanh nghiệp và nhân viên đều muốn. Khi công ty có lãi, dùng một phần lợi nhuận thưởng cho nhân viên thay vì tăng lương là cần thiết. Vì điều đó tạo động lực cho nhân viên làm việc năng suất hơn, giúp tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp.

Nếu nhân viên thấy tương lai mù mịt về sự tăng trưởng của công ty, lúc này họ sẽ muốn nghỉ việc để tìm kiếm các cơ hội khác. Nếu bạn tạo cho cơ hội họ có được nhiều kỹ năng và tiến bộ hơn trong sự nghiệp, họ có nhiều khả năng vẫn trung thành với công ty

Triển vọng phát triển nghề nghiệp và định hướng là chìa khóa giúp giữ chân nhân sự giỏi. Nhiều người quan tâm đến sự phát triển các kỹ năng của bản thân hơn là mức lương cao.

3. Thăng tiến phù hợp 

Tại sao lại là thăng tiến phù hợp? Phù hợp ở đây nghĩa là phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của nhân sự. Việc công nhận sự chăm chỉ và tài năng là yếu tố cũng giúp giữ chân nhân sự giỏi. Công nhận tài năng của họ cũng là sự công nhận sự đóng góp của họ với công ty. 

Một cách xứng đáng nhất là thăng tiến cho họ, điều này có ý nghĩa là bạn đánh giá cao năng lực của họ. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải thận trọng khi thăng tiến cho nhân viên của mình. Hãy nhớ rằng điều quan trọng là không đưa một người ra khỏi công việc mà anh ta hoặc cô ta yêu thích và vượt trội chỉ để thưởng cho họ. 

Việc thăng tiến có nghĩa là thay đổi tiền lương và chức vụ mà không làm mất đi sự hài lòng và hiệu quả của nhân viên. 

4. Kích thích sự trao đổi và sáng tạo 

Những nhân sự giỏi thường có rất nhiều ý tưởng, sự trao đổi giữa các thành viên không chỉ kích thích sự sáng tạo mà một cách để tôn trọng ý kiến của mọi người. Nếu ý tưởng khả thi, bạn có thể cung cấp thời gian và nguồn lực để thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo mới. Điều này giúp những nhân sự giỏi thỏa sức sáng tạo và có thể đem đến một nguồn doanh thu. 

5. Cung cấp chính sách phúc lợi

Cung cấp cho họ nhiều chính sách phúc lợi giúp những nhà quản lý giữ chân được nhân sự giỏi. Trong đó, sức khỏe là điều nhiều người quan tâm nhất, tiếp theo là chính sách bảo hiểm. Nhà quản lý nên cung cấp cho nhân viên các buổi tọa đàm hay khám sức khỏe định kỳ hàng quý, hàng năm. 

Ngoài ra, chính sách lương thưởng cũng phải rõ ràng, điều này không chỉ khuyến khích hiệu suất của nhân viên mà còn tạo động lực cho họ. Chính sách rõ ràng còn phản ánh sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp, rất quan trọng đối với doanh nghiệp SME. 

6. Tạo ra môi trường làm việc tốt 

Môi trường làm việc tốt là môi trường làm việc hiệu quả, tạo ra sự công bằng, sự thoải mái cả trong công và ngoài công việc. Điều này sẽ khuyến khích nhân viên ở lại, gắn bó với công ty lâu hơn. Không gian làm việc chung đang trở nên phổ biến, thay thế các mô hình cũ trong quá khứ. 

Do vậy, những công ty SME cần tạo ra không gian thoải mái khi làm việc bằng cách trang trí, có các khu pantry và hỗ trợ tốt nhất các trang bị cho nhân viên sử dụng. Ngoài ra, có thể tổ chức sinh nhật, các bữa tiệc như một phần thưởng cho các dự án thành công và giờ hạnh phúc vào thứ Sáu có thể giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực.

7. Tạo ra quan hệ 2 chiều

Nhiều nhà quản lý không nhận ra tầm quan trọng của sự trao đổi với nhân viên và thấy họ được kết nối. Phản hồi quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt, mà phản hồi ở lượng vừa đủ. Phản hồi của họ đối với email từ nhân viên có thể chỉ bao gồm một hoặc hai từ và nhiều lần họ thậm chí có thể không trả lời.

Khi mới vào văn phòng, nhiều nhân viên không cảm thấy thoải mái vì họ bị rơi vào tình trạng thiếu thông tin. Vì vậy, những người lãnh đạo nên hỏi han nhân viên, đặc biệt là nhân viên mới. Đối với những nhân viên cũ, các nhà quản lý cũng phải thường xuyên quan tâm đến tiến độ công việc, để kịp thời giải đáp các thắc mắc cũng như tăng sự kết nối.