PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO LÀ GÌ? 6 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO PHỔ BIẾN NHẤT

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO LÀ GÌ? 6 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO PHỔ BIẾN NHẤT

HR General - Nhân sự tổng hợp

Để đạt được kết quả tốt nhất chúng ta cần lựa chọn cho mình những “chiếc mũ lãnh đạo” phù hợp nhất, nói cách dễ hiểu hơn là có cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp. 

Có phải lãnh đạo dùng chung một phong cách lãnh đạo trong mọi trường hợp hay cần thích nghi nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau trong để lựa chọn phong cách sẽ đạt được kết quả cao nhất. 

Phong cách lãnh đạo là gì ? 

Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ (Newstrom, Davis, 1993). 

Mỗi một một vị lãnh đạo đều có một phương pháp lãnh đạo ưa thích nhưng cũng có kết hợp nhiều phong cách lãnh đạo cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Lãnh đạo thường cảm thấy thoải mái nhất trong một phong cách, nhưng họ vẫn hiểu rằng phải chọn những phong cách hoặc điểm nhìn khác đề phù hợp trong tình huống vì thế hay có thuật ngữ “ Lãnh đạo tình huống” 

>> Xem thêm: Leadership là gì?

Các phong cách lãnh đạo phổ biến nhất

1. Phong cách lãnh đạo theo tầm nhìn

Đây là phong cách lãnh đạo chia sẻ mục tiêu cuối cùng của bạn với đội nhóm của bạn và cho mọi người tự do tính toán, thử nghiệm đổi mới mục tiêu. Những người theo phong cách lãnh đạo này thường yêu thích những điều mới mẻ, tư duy hướng đến tương lai và có mục tiêu cao "ngất ngưởng". 

2. Phong cách lãnh đạo huấn luyện 

Bài test năng lực : Phong cách quản lý huấn luyện của bạn là gì?

Những lãnh đạo này tập trung vào cá nhân các thành viên của đội nhóm và nâng cao hiệu quả công việc thông qua việc huấn luyện trên diện rộng. Họ có xu hướng đảm bảo thời gian huấn luyện 1-1 với nhân viên nhằm đảm bảo ai cũng được phát triển. 

3. Phong cách lãnh đạo liên kết

Phong cách của những người lãnh đạo này chủ yếu tập trung vào đội nhóm như một tập thể, làm cho cả đội hoạt động hiệu quả và tuyên dương luôn cả đội. Họ làm cho nhân viên thấy được rằng mỗi cá nhân trong đội nhóm, tổ chức là một phần tử liên kết vô cùng quan trọng trong tổng thể tổ chức. Những nhà lãnh đạo này thường nói rằng “con người và đội nhóm là trên hết” 

4. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Những đồng đội này luôn tìm cách giữ hòa khí bằng có được sự đồng thuận trong nhóm. Những lãnh đạo này thường hỏi: “Vậy tất cả các bạn nghĩ như thế nào? việc này không chỉ giúp người có được sự cam kết nhất trí từ các thành viên trong đội nhóm của bạn mà còn tận dụng được hết kiến thức hiểu biết từ nhân viên siêu thông minh để ảnh hưởng đến quyết định.

Mặt bất lợi của phong cách lãnh đạo này là cuộc họp nhóm sẽ mất rất nhiều thời gian, tuy nhiên để đưa ra các quyết định quan trọng cần những điều như thế. Phong cách lãnh đạo này cho phép nhân viên cấp dưới có quyền tự chủ rất cao để hoàn thành công việc và nhà quản lý có nhiều thời gian để nâng cao năng suất làm việc của mình. Tuy nhiên, cách quản lý này phải được sử dụng một cách phù hợp, nếu không có thể gây ra sự mất ổn định của đội nhóm.

5. Phong cách lãnh đạo tạo tốc độ

Với phong cách này các nhà lãnh đạo đặt mục tiêu cao ngất trời mây và mong chúng ta gặt hái được. Họ đặt mục tiêu cao cho người khác và đương nhiên mục tiêu dành cho bản thân họ cũng vô cùng hà khắc. Hơn nữa họ lãnh đạo là làm gương nên phải hết mình vì sự xuất sắc và mong người khác cũng thế. 

Họ luôn nói với đội nhóm mình rằng: “ Hãy làm như tôi, ngay và luôn”

6. Phong cách lãnh đạo độc đoán/cưỡng ép

Đây là phong cách lãnh đạo có tôn ti, ra lệnh từ trên xuống dưới. Câu nói thường trực là “ làm như lệnh tôi đi” Những nhà lãnh đạo này ít có tác động tích cực đến bầu không khí chung, họ đòi hỏi sự tuân thủ tức thì. Làm việc toàn thời gian cho vị lãnh đạo có phong cách này chẳng khác gì “ nếm mật nằm gai”. Trong những thời điểm cấp bách, cần đưa ra quyết định nhanh chóng và chuẩn xác thì đây là phong cách hiệu quả nhất và cần được ưu tiên hàng đầu. 

Một ví dụ điển hình khi nhắc đến phong cách lãnh đạo độc đoán này là tổng thống Mỹ Abraham Lincoln trong giai đoạn nội chiến thời kỳ 1861-1865 khi đất nước cần một người tài ba , độc đoán như thế đứng đầu. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

1. Yếu tố lịch sử phát triển của tổ chức 

Người ta thường nói đến tính truyền thống của một gia đình, quốc gia, một dân tộc được hình thành và gắn liền với quá trình lịch sử phát triển. Đối với một tổ chức, doanh nghiệp cũng vậy, để phát triển được như hôm nay thì người đi trước đã có những cách lãnh đạo tốt, phù hợp cần được kế thừa và phát huy trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, sẽ có nhiều điều cần cải thiện để được tốt hơn. 

2. Tâm lý nhà lãnh đạo 

Một người lãnh đạo mới đảm nhận chức vụ khó phát huy được hết thế mạnh của bản thân do còn e dè kiêng kị điều này vô cùng không tốt cho doanh nghiệp và cả họ. Hoặc cũng có thể do ám ảnh tâm lý từ những vị lãnh đạo trước đã làm quá tốt, hoặc thất bại cũng là nguyên nhân gây nên sức ép cho phong cách lãnh đạo hiện tại của những người quản lý 

3. Tầm nhìn và năng lực của người lãnh đạo

Nếu nhà lãnh đạo có nhiều kiến thức sâu rộng, chuyên môn giỏi thì thường theo phong cách độc đoán nhiều hơn, yêu cầu nhân viên làm theo ý mình. Ngược lại, những người lãnh đạo có kiến thức chuyên môn vừa phải và tính ôn hòa thường huy động ý tưởng từ nhân viên nhiều hơn, thích các phong cách lãnh đạo nhã nhặn hơn.