LEADERSHIP LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ CÓ TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO

LEADERSHIP LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ CÓ TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO

HR General - Nhân sự tổng hợp

Thuật ngữ leadership có lẽ đã quá quen thuộc với các bạn trẻ và nhà lãnh đạo từ xưa đến nay, gần như đây được coi như một chủ đề nhàm chán được "nhai đi nhai" lại quá nhiều lần. Tuy nhiên mấy ai lại làm được leader và có tố chất leadership?

Leadership là gì?

Trong muôn vàn định nghĩa về leadership trên internet, yếu tố cốt lõi để trở thành leader giỏi,thì trong bài viết này Leadership được định nghĩa rằng “Lãnh đạo đạt được kết quả thông qua người khác” nói một cách khác lãnh đạo là người truyền cảm hứng cho một đội nhóm tổ chức có khả năng xác lập hướng đi, tạo ra kế hoạch cụ thể và tạo ra điều gì đó mới mẻ. Trong khi vạch ra phương hướng, leader cần phải sử dụng kỹ năng quản lý để hướng dẫn đội ngũ của họ về đúng mục tiêu một cách trơn tru và hiệu quả nhất.

Tố chất lãnh đạo là bẩm sinh hay nhào nặn mà ra? 

Đây là câu hỏi được hỏi nhiều nhất khi nhắc về lãnh đạo. 

Vào những năm 1960, Vince Lombardi Huấn luyện viên trưởng của Green Bay Packers đã từng tuyên bố rằng: “Lãnh đạo là do nhào nặn, không phải do bẩm sinh. Họ được nhào nặn bởi sự nỗ lực hết mình, là cái giá chúng ta phải trả để đạt được bất cứ mục tiêu nào xứng đáng”. Lời tuyên bố này được tranh luận sôi nổi kể từ đó. Câu trả lời dĩ nhiên là cả hai.

Một số đặc điểm như IQ như sinh ra đã sẵn có, mặt khác bạn phải phải học những phẩm chất khác của lãnh đạo trong công việc thử, sai rồi lại rút kinh nghiệm, hoặc làm đúng và có tự tin để làm lại, chỉ để tốt hơn.

Như Aristotle từng nói : “Chúng ta là những gì chúng ta thường xuyên làm, sự xuất sắc khi đó không phải là hành động mà là thói quen”. Cũng như những quyết định của bạn, thói quen định nghĩa bạn là ai của ngày hôm nay. 

Mặc khác hầu hết những người tin lãnh đạo bẩm sinh là do mang trong đầu hình ảnh những vị lãnh đạo dựa trên các thước phim tư liệu, một kiểu lãnh đạo mang tính lý tưởng hóa . Tóm lại những yếu tốt nhất đều được hội tụ trên những người lãnh đạo đó. Nhưng để chứng minh việc lãnh đạo là yếu tố bẩm sinh do thiếu hiểu biết chúng ta có thể lấy những ví dụ thiết thực nhất trong lịch sử như đức mẹ Teresa, Gandhi,.... Có phải họ đứng lên lãnh đạo mọi người vì họ có tố chất  về ngoại hình, tính hướng ngoại hay bất cứ một yếu tố duy truyền nào khác. Họ đứng lên vì mục tiêu và muốn thúc đẩy người khác. Họ tìm ra mục tiêu đó trong quá trình sống của mình và nó soi sáng vào sâu bên trong tâm hồn họ để thúc đẩy họ trở thành lãnh đạo vĩ đại trong mọi thời đại. Suy cho cùng lãnh đạo là là tổng thể của đam mê, chính trực, khát vọng cả đời cống hiến tư duy chiến lược và chăm chỉ

Sau cùng, Lãnh đạo không nằm ở DNA mà nó có nguồn gốc từ những thói quen tốt. 

Vậy muốn làm lãnh đạo chúng ta cần những yếu tố gì ?

Lãnh Đạo Bản Thân: Tất cả bắt nguồn từ bạn! 

Trong kinh thánh có nói đến một điều rằng : “Kẻ mù dắt kẻ mù, cả hai sẽ rơi xuống hố” .Để không rơi xuống hố cũng như dẫn dắt đội nhóm, tổ chức, quản lý thì thứ đầu tiên bạn phải thực hiện là lãnh đạo bản thân. Một số thói quen và đặc điểm mà hầu như nhà lãnh đạo nào cũng mang trên mình qua quá trình rèn giũa luyện tập thì bạn cần phải dành chút thời gian để đảm bảo rằng bạn trau dồi nó mỗi ngày. 

Ngoài ra, làm gương là một yếu tố hiển nhiên với trách nhiệm cơ bản của người lãnh đạo. Những gì bạn suy nghĩ, nói, hành động sẽ có tác động mạnh mẽ đến đội nhóm, tổ chức của bạn, thậm chí có xu hướng làm theo. Nếu bạn không kiểm soát bản thân hay chưa nắm vững những điều cơ bản trong việc lãnh đạo bản thân thì đội nhóm của bạn cũng sẽ mất mất phương hướng và có thể cả hai cùng rơi xuống hố. 

Lãnh đạo bất nguồn từ tình yêu công việc. Bạn phải có cảm hứng từ nơi bạn đang làm việc mới đủ lửa “rủ” người khác tham gia vào cuộc hành trình này với bạn vì sẽ không một ai muốn theo bạn đến miền lãnh đạo, chán nản. Lòng đam mê tiếp lửa cho người lãnh đạo giỏi, cho phép họ có niềm tin để lên tiếng trong công việc nhờ thế có thể thu hút hàng vạn con tim của những người đi theo. 

Sau đó hãy tỏa năng lực và khám phá thứ lửa nhen nhóm trong lòng bạn. Chúng ta dễ dàng lây covid từ người khác và năng lượng cũng thế. Hãy nhớ lại một lần nào đó đội nhóm bạn thất bại, chán nản thì ai đó bước vào và thách đố cả đội hoặc chỉ là tỏa ra năng lượng tích cực, mọi người đột nhiên bị lây nhiễm nguồn năng lượng này bừng tĩnh và hăng hái trở lại ngay. Bạn nên nhớ rằng, chúng ta cần tập trung vào những điều tích cực, phát huy điểm mạnh nhiều hơn là soi mói những lỗi lầm, điểm yếu của bản thân, đội nhóm để đi đến những quan điểm tiêu cực, bi quan. Tốt lõi còn hơn xấu đều. Thế giới này thật sự thích những điểm mạnh hơn sự bình thường của các cá nhân. Khi bạn có điểm mạnh nên phát huy nó thành vũ khí cạnh tranh tuyệt đối khi đó giá trị bạn mang lại sẽ tăng chóng mặt. 

Trong đội nhóm của bạn, hãy chú ý từng điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên để kết hợp tốt trong mọi trường hợp mà mang về kết quả đáng bất ngờ.

Để lãnh đạo hiệu quả, chính bạn phải kiên định làm việc một cách thông minh nhất có thể và CHỈ LÀM NHỮNG VIỆC CẦN LÀM. 

Những người lãnh đạo giỏi là những người nhận định được đâu là mục tiêu quan trọng nhất của bản thân, của đội nhóm và của tổ chức. Trên thị trường hiện nay, có quá nhiều doanh nghiệp và tổ chức không hoàn thành được mục tiêu và kết quả do quá tham lam. Không nhận định được đâu là mục tiêu cốt lõi cần ưu tiên hàng đầu và cứ “ lạc trôi” trong mớ bồng bông mục tiêu đó. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo giỏi là người kiên định với mục tiêu mình đề ra và thực hiện nó bằng mọi cách. 

Các mục tiêu, ý tưởng, kế hoạch hoàn toàn vô nghĩa nếu bạn không có hành động chính xác. Như Altan Leighton, CEO của Asda đã nói rằng: “ 20% nằm ở chiến lược, và 80% biến chiến lược thành hành động và hành động”. Có một số người cho rằng, muốn đưa tất cả vào hành động thì phải có một kế hoạch hoàn hảo và chỉn chu. Nhưng nếu ta cứ suy tính trên giấy và trong trí não thì liệu có biết kế hoạch đó có thực hiện được trong thực tiễn. Câu trả lời chắc chắn là không. Đừng để sự quá hoàn hảo cản trở hành động của bạn và đội nhóm. Trên đời không có gì là hoàn hảo cả và “Hoàn thành” tốt hơn là “Hoàn hảo”. 

Bạn phải nuôi dưỡng lòng dũng cảm cho mình và cả đội nhóm để chắc chắn rằng cảm thấy sợ nhưng vẫn làm. Nguyên tắc thấy sợ nhưng vẫn làm đóng vai trò cực kỳ quan trọng để thành công trong mọi mặt của cuộc sống. Nếu bạn chùng chân vì sợ bạn sẽ chẳng đi đến đâu và chẳng bao giờ thử được cái mới. Để đi được xa phải đánh bay đi nỗi sợ trong lòng mình. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp chúng ta đều lều mạng đánh đổi tất cả mọi thứ, người lãnh đạo phải phân biệt rõ được đâu là mạo hiểm tốt và đâu là mạo hiểm xấu. Hãy nhớ rằng, mỗi lần bạn bước qua một nỗi sợ và gặt hái được thành công, có thêm bài học mới nghĩa là bạn đã trưởng thành thêm một bật.

>> Bạn thuộc phong cách lãnh đạo nào trong các phong cách lãnh đạo phổ biến nhất?

Quy luật 80/20

Có một nguyên tắc cơ bản cho mọi sự thành công trên hành tinh này, mọi lãnh đạo đều hiểu rõ nó và làm theo nó mỗi ngày là đó là quy luật 80/20. Nó bắt đầu phổ biến rộng rãi trong giới kinh doanh vào những năm 1906. Bạn phải xác định được số ít việc ít quan trọng trong mọi việc của cuộc sống và công việc. Tập chung cho những dự án thiết yếu sẽ mang lại cho bạn đòn bẩy mà bạn cần phải có để có những thành công thành tựu phí thường hơn. Hãy trăn trở về đòn bẩy mà việc thực hiện nguyên tắc 80/20 mang lại cho cho bạn và cả đội nhóm, tổ chức. 

Thời gian là thứ vô cùng quý giá, nó đã qua đi thì không bao giờ bạn lấy lại được. Do đó bạn nên làm đúng đúng việc mình cần chứ không chỉ làm nhiều việc. Quản lý thời gian cơ bản không phải là quản lí thời gian là đánh giá xem những kết quả bạn đạt được trong khoản thời gian đó. Điều công bằng nhất trên thế giới này là 8 tỉ người đều có quỹ thời gian như nhau 24 giờ/ngày. Đó là điều không thể thay đổi được, điều bạn có thể thay đổi là kết quả đạt trong thời gian đó là như thế nào và đương nhiên câu trả lời không phải bạn làm nhiều việc hơn đâu nhé. Để làm được một lãnh đạo giỏi bạn cần trang bị các kỹ năng quản lí thời gian mẫu mực. Nếu bạn làm chủ được kĩ năng này kết quả đạt được năng cao đáng kể và bạn sẽ làm gương cho đội nhóm của mình. Ví dụ như làm việc không trễ deadline chẳng hạn. 

Nói đến thời gian chúng ta phải nhắc đến việc học hỏi kiến thức mới, nghe có vẻ không liên quan nhau nhỉ. Nhưng thực ra nó rất liên quan đấy nhé. Các nhà lãnh đạo tài ba trên thế giới, không trừ một ai đều có thói quen này: sùng bái chuyện học hành và dành thời gian ưu tiên cho việc học và nghiên cứu. Mọi lãnh đạo phải học và coi học hành là thói quen cả đời. Nếu bạn ngừng học nhưng cả thế giới đang tiếp tục vận động phát triển vậy chẳng phải bạn đi lùi so với nhân loại sao. Như vậy bạn lãnh đạo được ai? 

Hãy học thật nhiều về ngành của mình, đặt các câu hỏi tại sao mỗi ngày,và đừng quên tò mò về những thứ khác. 

Quan hệ là "tim gan" của người lãnh đạo

Một yếu tố quan trọng khác của người lãnh đạo giỏi là mối quan hệ vì quan hệ là "tim gan" của người lãnh đạo. Theo nhiều triết lý kinh doanh, con người là tài nguyên quý giá nhất nên quan hệ là yếu tố vô cùng quan trọng trong các hoạt động của tổ chức, đội nhóm. Lãnh đạo theo như bạn được biết là đạt được kết quả thông qua người khác nên các mối quan hệ của bạn càng tốt càng chứng tỏ giá trị bản thân bạn càng cao. Ở phương đông, đặc biệt là châu Á người ta hợp tác làm ăn dựa trên mối quan hệ nhiều hơn rất nhiều so với phương tây. 

Nếu bạn có trò chuyện với bất cứ CEO nào ở Việt Nam họ đều thừa nhận vấn đề này. Một thói quen giúp bạn tạo dựng các mối quan hệ tốt là tạo sự hứng thú với người khác, ưu tiên xây dựng mối quan hệ dần dần. Nếu bạn không thích tạo lập mối quan hệ hãy cứ thử làm đi bạn sẽ hòa theo dòng chảy. 

Chúng ta đã cải thiện IQ vậy còn EQ thì như thế nào nhỉ? 

Quản lí trí tuệ cảm xúc là đề cập đến khả năng chúng ta quản lý bản thân và các mối quan hệ ta có. Có 4 khía cạnh chính là: ý thức bản thân, quản lý bản thân( quản lý cảm xúc buồn tiêu cực để không ảnh hưởng đến việc đang làm), đồng cảm, và cuối cùng là hội tụ ba yếu tố đầu tiên thông qua các mối quan hệ có kỹ năng và các kỹ năng xã hội. 

Một trong những kỹ năng khác dùng để lãnh đạo bản thân là ra quyết định lắng nghe ý kiến của người khác. Quyết định sai còn hơn không quyết định gì cả. Nếu bạn sinh ra đã có khả năng phán đoán tốt thì đó là một dấu hiệu đáng mừng, còn không chúng ta có thể cải thiện nó thông qua việc rèn luyện. Cân đo dữ liệu, làm vài nghiên cứu, nói chuyện với thành viên nhóm thực hiện giai đoạn tìm kiếm thông tin và sau đó đưa ra quyết định. Nếu quyết định của bạn sai hãy thừa nhận và quay đầu, đừng bướng bỉnh đâm đầu vào tường khi bạn có thể tránh nó. Còn nếu bạn đúng thì xin chúc mừng hãy cố gắng phát huy. 

Trên tất cả, hãy hiểu rằng lãnh đạo giỏi cũng có thể đưa ra quyết định sai nhưng phần lớn các quyết định của bạn đều đúng và đó mới là cái quan trọng nhất. 

Tuy nhiên, đừng vì số lần đúng quá nhiều mà quá tự mãn với bản thân và kiêu ca với đồng đội. Chúng ta tự tin chứ không tự mãn. Tự tin giúp bạn ngày càng tích cực, đạt được những mục tiêu ngày càng cao trong cuộc sống và bạn sẽ ngày càng đi xa. Tự tin đi cùng với năng lực vì vậy nên tập trung vào điểm mạnh và năng lực của bạn để phát huy nó ngày càng một tốt hơn. 

Bạn cần nhớ rằng tất cả đều bắt đầu từ bạn! dù bạn không thích công việc lãnh đạo nhưng với bản thân mình không ai khác có thể thay thế vị trí đó. vậy để lãnh đạo bản thân đi đúng hướng, đội nhóm phát triển đúng kế hoạch, tổ chức vươn lên một tầm cao mới bạn phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo của mình để phát huy tốt hơn.