TOP 10 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ HRBP

TOP 10 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ HRBP

HRBP Toàn tập

 

1. Năm 1997, khái niệm HRBP “ra đời”

Khái niệm HRBP lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2010 và nhiều người vẫn lầm tưởng rằng HRBP cũng được khai sinh vào khoản thời gian đó. Nhưng thực tế Dave Ulrich - cha đẻ của Nhân sự hiện đại “đẻ” ra khái niệm HRBP vào năm 1997. Bạn thấy đấy, tận 17 năm sau thị trường VN mới tiếp cận được những khái niệm đổi mới.

2. 80 triệu/tháng là mức lương trung bình của một HRBP Manager

Nhiều người cho rằng làm nhân sự mức lương rơi tầm vào khoảng 7-8tr/tháng cho những người có kinh nghiệm đi làm từ 1-3 năm và sau 5 năm là từ 15-20tr/tháng. Nhưng thực tế những người làm HRBP có mức lương cao hơn như vậy từ 4-5 lần. Mức lương tối thiểu dành cho HRBP Specialist là 20-45tr/tháng, HRBP manager là từ 70-80tr/tháng. Thậm chí nhiều tập đoàn lớn còn trả cho vị trí này 150tr/tháng. Ai nói làm nhân sự không giàu được nào?

3. Hơn 2000 doanh nghiệp tại Việt Nam đã triển khai thành công mô hình HRBP

Du nhập vào Việt Nam vào năm 2010 và được tập đoàn Tân Hiệp Phát triển khai đầu tiên sau đó là các công ty đa quốc gia như Unilever, Coca-cola,Pepsi,... Hiện tại vẫn còn nhiều người nghĩ rằng những Doanh nghiệp đang áp dụng mô hình HRBP chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng thực tế ở đã có hơn 2000 doanh nghiệp triển khai mô hình thành công và hơn 50% doanh nghiệp SME tại Việt Nam manh nha triển khai mô hình này. Tại Việt Nam doanh nghiệp SME chiếm hơn 98% trên thị trường nên các bạn cũng có thể thấy được số lượng DN đang cần nhân sự làm HRBP vô cùng lớn.

4. 20.000 Nhu cầu tuyển dụng HRBP trên thị trường hàng năm

Theo bạn, mỗi năm nhu cầu tuyển dụng HRBP trên thị trường là bao nhiêu 1000 vị trí, hay 3000? Chính xác 1 năm có hơn 20.000 vị trí HRBP được săn đón nhưng các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng HRBP.

5. Bạn có biết số lượng headcount một HRBP Executive quản lý  là bao nhiêu?

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng HRBP chỉ quản lý một bộ phận nhỏ từ 5-10 người để thực các công việc phòng ban.

Tuy nhiên con số thực tế một người làm HRBP thường phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ quy trình kinh doanh cho từ 1 đến 1 vài BU (có thể từ 50-500 người)

6. Người làm HRBP cần có bao nhiêu kỹ năng?

Theo một bài khảo sát có đến 90% người làm nhân sự cho rằng HRBP chỉ cần biết đến Tuyển dụng, C&B, Xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nhưng để làm HRBP “Chuẩn” cần phải có 7 kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm quan trọng khác.

7. Ngành hàng nào cần nguồn nhân lực HRBP nhất?

Hiện tại mô hình HRBP là một mô hình nhân sự hiện đại giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn từ trước đến nay mà phòng nhân sự chưa làm được. Nên hầu như ngành hàng nào cũng muốn cải biên, khai triển mô hình này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cho doanh nghiệp. Điều đó cho thấy rằng nhân sự làm HRBP đang vô cùng “hot” trên thị trường và thiếu nguồn lực trầm trọng. Nhưng muốn làm được HRBP phải có kinh nghiệm làm HR từ 3-5 năm và học thêm kiến thức về HRBP

Một số  ngành cần nguồn nhân lực về HRBP như ngành Hi-tech, FMCG, Tài chính ngân hàng, ngành sản xuất,...

8. HRBP là một vị trí trong phòng nhân sự?

Đây là một sự nhầm lẫn không hề nhỏ của đại đa số người làm nhân sự. HRBP là một mô hình, giải pháp về nhân sự chứ không phải một chức danh trong phòng nhân sự.

9.  HRBP có bao nhiêu mô hình?

Ở thị trường VN HRBP phổ biến nhất với 2 mô hình:

HRBP phụ trách theo chức năng năng bộ phận(Function), ví dụ HRBP cho Sales, HRBP cho khối sản xuất, cho Technical (IT). Mô hình này có vẻ phổ biến nhiều hơn ở Việt Nam (Ví dụ một số công ty: Unilever, Prudential, Tiki, Sendo,…)

HRBP phụ trách theo nhánh business (BU), ví dụ như VNG, Scommerce,…mỗi HRBP sẽ phụ trách một nhánh business

Nhưng chính xác và đầy đủ nhất thì HRBP có đến 3 mô hình đó là : Function, Business Unit và Location. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của từng Doanh nghiệp mà các doanh nghiệp lựa chọn mô hình HRBP phù hợp nhất.

Mô hình HBRP

10.  Nhiều người vẫn lầm tưởng HRBP là HR tổng hợp?

Do các Doanh nghiệp Việt Nam chỉ vừa mới triển khai mô hình HRBP vài năm trở lại đây nên chưa có nhiều kinh nghiệm, công thức chuẩn chỉnh, nguồn lực đủ mạnh để xây dựng được một mô hình HRBP nên hầu hết mọi công việc của HRBP tại các doanh nghiệp đều giống HR tổng hợp đến 90%.

Nhưng thực tế chỉ ra rằng, các công ty lớn có mô hình hoạt động kinh doanh của công ty lớn và phức tạp, mỗi bộ phận chuyên trách có số lượng nhân sự khá đông và thậm chí các nhánh business đôi khi rất ít liên quan nhau nên cần HRBP để đi sâu đi sát với “quần chúng”, làm cầu nối giữa Nhân viên các bộ phận/nhánh business với các nhóm chức năng của HR (Tuyển dụng, Đào tạo, C&B,…) để triển khai hiệu quả hơn các chiến lược, hoạt động nhân sự cho từng khối business.

Nguồn: Tổng hợp

Hiện nay, Link Power đang khai giảng các Khóa học Nhân sự HRBP Manager Nâng cao. Liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết.