I. Thương hiệu nhà tuyển dụng là gì?
Thương hiệu nhà tuyển dụng là một thuật ngữ dùng để chỉ những doanh nghiệp coi mình là “một nhà tuyển dụng nhân lực” chứ không đơn thuần chỉ là “một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ hàng bán”
Theo nghiên cứu của tạp chí Harvard Business Review, 60% nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG sẽ trở thành chiến lược quan trọng nhất trong phát triển thương hiệu của mình trong tương lai.
Trong cuộc chiến tìm nhân tài ngày nay, doanh nghiệp không chỉ tập trung gắn kết nội bộ, giảm tỷ lệ nghỉ việc, cải thiện trải nghiệm ứng viên mà còn cần phải xây dựng “Thương hiệu Nhà tuyển dụng” như một chiến lược Nhân sự hiệu quả, chiến lược này không chỉ là chìa khóa thu hút nhân tài mà còn mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích vô hình khác:
- Tiết kiệm chi phí và thời gian cho tuyển dụng
- Cải thiện chất lượng ứng viên đầu vào
- Cải thiện và thúc đẩy môi trường làm việc theo hướng phát triển tốt hơn.
- Xây dựng giá trị văn hóa công ty, giảm tỷ lệ nghỉ việc và làm cho doanh nghiệp của bạn hấp dẫn hơn trong mắt các ứng viên tiềm năng
Xem nhân lực là mục tiêu cốt lõi trong phát triển doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân tài đã khó, giữ chân nhân tài còn khó hơn. Xây dựng chiến lược Employer Branding là phương thức hữu hiệu để ngăn chặn ‘chảy máu chất xám’.
II. 10 Điều cần lưu ý khi xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
1. Định vị thương hiệu của doanh nghiệp
Việc đầu tiên chúng ta phải biết được vị thế, chỗ đứng của doanh nghiệp đang ở đâu trên thị trường so với các đối thủ cùng ngành cạnh tranh trực tiếp và cạnh tranh gián tiếp. Để thực hiện việc này chúng ta có thể thực hiện khảo sát đối với nhân, khách hàng, và các bên liên quan. Kết quả khảo sát giúp doanh nghiệp xác định được các khía cạnh làm tốt của mình, những thiếu sót để từ đó nâng tầm thương hiệu lên. Các khía cạnh cần lưu ý nhiều nhất là:
- Đảm bảo nhu cầu tuyển dụng dài hạn được đáp ứng.
- Thu hút nhiều hơn ứng viên chủ động lẫn bị động.
- Nâng cao vị thế thương hiệu lên một tầm cao mới.
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp.
2. Đầu tư vào hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực
Thực tế cho thấy, “thế hệ 9x sẽ là đối tượng nhân lực chính của doanh nghiệp trong tương lai” (theo số liệu của Forbes dự báo tới năm 2025). Với một thế hệ trẻ chưa dạn dày kinh nghiệm và thực chiến, nhu cầu được học hỏi và phát triển kỹ năng là rõ ràng.
3. Tận dụng nguồn nhân lực của công ty
Những doanh nghiệp có chiến lược thương hiệu tuyển dụng mạnh đều biết cách tận dụng nguồn nhân lực của chính mình cho các hoạt động quảng bá.
Không phải tất cả nhân viên của bạn đều là một nhà tuyển dụng hoàn hảo, nhưng họ sẽ trở thành những Đại sứ Thương hiệu thực thụ. Do đó, một chương trình “vận động hành lang” là không thể thiếu.
4. Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân lực rõ ràng
Một trong những bước có thể nâng tầm Thương hiệu Tuyển dụng, đó chính là xây dựng quy trình tuyển dụng nhân lực thật rõ ràng.
Vòng 1: Vòng hồ sơ, ứng viên nộp CV trực tiếp tới công ty.
Vòng 2: Vòng Test áp lực, ứng viên sẽ phải làm các bài test liên quan tới tài chính, GMAT.
Vòng 3: Phỏng vấn sơ bộ, ứng viên tham gia phỏng vấn với phòng nhân sự
Vòng 4: Phỏng vấn chuyên môn, bộ phận chuyên môn nơi ứng viên ứng tuyển sẽ tham gia phỏng vấn chuyên sâu.
Vòng 5: Xử lý tình huống. Bộ phận chuyên môn sẽ đưa ra các tình huống và thử thách ứng viên bằng việc xử lý chúng
Từ đó công chúng bên ngoài nhìn vào có thể thấy Unilever là một môi trường tuyển dụng khắt có quy trình bày bản nên đây sẽ là nơi hội tụ rất nhiều nhân tài.
5. Thiết lập cổng thông tin nội bộ
Để dễ dàng trong việc trao đổi thông tin, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân viên nhanh chóng, các doanh nghiệp cần xây dựng một cổng thông tin nội bộ.
Tác dụng của cổng thông tin nội bộ này là nâng cao sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp. Tiếng nói của họ được coi trọng. Mọi thông tin quan trọng trong công ty họ cũng sẽ là người tiếp cận đầu tiên. Với công chúng, hình ảnh của doanh nghiệp cũng trở nên chuyên nghiệp hơn.
6. Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
Trong thông tin tuyển dụng của công ty A, nếu yếu tố “lộ trình thăng tiến công việc rõ ràng” được đề cập tới, khả năng doanh nghiệp đó nhận được lượng đơn ứng tuyển cao hơn so với bình thường là một điều rõ ràng.
Công chúng khi nhìn vào các doanh nghiệp có lộ trình thăng tiến cho nhân viên rõ ràng cũng sẽ có cảm tình hơn.
Tuy nhiên, xây dựng được lộ trình thăng tiến cho một vị trí trong dài hạn cần phải có nhiều yếu tố ảnh hưởng và doanh nghiệp cần có một đội ngũ HRBP chuyên nghiệp để thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
7. Thiết kế văn phòng đẹp mắt
Có thể dễ dàng nhận thấy, những doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao thường có thiết kế văn phòng đẹp mắt, môi trường làm việc lý tưởng.
Ví dụ là công ty VNG , chủ sở hữu ứng dụng OTT lớn nhất Việt Nam Zalo. Văn phòng làm việc có thiết kế hiện đại, lấy hình tượng tổ ong làm chủ đạo (biểu thị cho sự cần cù, chăm chỉ của nhân viên làm việc trong công ty).
Không gian làm việc không vách ngăn, tạo sự thoải mái, hiện đại. Trong khuôn viên văn phòng VNG, có đầy đủ phòng tập gym, thư viện sách nội bộ, v.v. Đây được coi là một trong những nơi làm việc lý tưởng nhất Việt Nam.
Qua những hình ảnh công ty post lên mạng, có thể thấy VNG đã tạo dựng mình trước công chúng là một doanh nghiệp hoạt động ổn định, kinh doanh khấm khá, và là niềm mơ ước của những lập trình viên hàng đầu tại Việt Nam
8. Đầu tư vào mạng xã hội
Mạng xã hội đang là kênh truyền thông được các công ty sử dụng nhiều nhất để xây dựng thương hiệu tuyển dụng và thu hút nhân tài. Những con số biết nói dưới đây có thể cho bạn câu trả lời cho lý do về sự đầu tư mạnh mẽ này:
- 1/4 ứng viên lựa chọn mạng xã hội làm công cụ chính để tìm việc.
- 7 trên 10 người trong độ tuổi từ 18 – 34 cho biết đã tìm được việc làm thông qua mạng xã hội.
- 50% nhà tuyển dụng đánh giá những ứng viên họ tìm thấy được trên mạng xã hội có chất lượng năng lực rất cao.
9. Content cho thương hiệu tuyển dụng
“Content is king” – Content là vua, điều này hiếm có ai dám phủ nhận. Tuy nhiên, content cũng là một trong những phương thức truyền đạt thông tin hữu hiệu để xây dựng sự tương tác, educate và vun đắp mối quan hệ bền chặt giữa nhà tuyển dụng với người lao động.
thống kê từ tạp chí Recruiting Daily, có tới 85% ứng viên tìm kiếm cơ hội việc làm thông qua các nền tảng tìm kiếm như Google. Ngày nay, ứng viên không chỉ sử dụng mạng Internet để tìm hiểu và nghiên cứu thông tin đơn thuần, họ sử dụng chúng để tìm cơ hội việc làm và đưa ra quyết định ứng tuyển.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có các phương thức tối ưu hóa content hợp lý để thu hút sự chú ý từ ứng viên, và khiến họ gia nhập vào “đội quân” của mình.
10. Lường trước những điều bạn không kiểm soát được từ Employer Branding
Có một sự thật, là không phải yếu tố nào về Employer Branding bạn cũng có thể kiểm soát được. Dưới đây là liệt kê những vấn đề bạn cần lưu tâm:
Truyền thông: Các nền tảng truyền thông (báo in, truyền hình, radio, báo mạng) đánh giá thế nào về môi trường làm việc của doanh nghiệp bạn?
Khách hàng: Khách hàng nghĩ gì về doanh nghiệp bạn? Về môi trường làm việc, cơ sở vật chất, thái độ của bạn đối xử với nhân viên?
Truyền thông lan truyền: Có những lời đồn đại (tin đồn) nào về doanh nghiệp của bạn liên quan tới môi trường làm việc?
Nhân viên và người thân của họ: Nội bộ nhân viên có đánh giá gì về doanh nghiệp? Ý kiến của những người thân của họ?
Thương hiệu nhà tuyển dụng là cả một quá trình xây dựng dài, xuyên suốt và bền bỉ. Các doanh nghiệp phải luôn tự thay đổi mình và tìm ra cái mới để phù hợp “insight” của khách hàng.