Hiện nay, chuỗi giá trị là một khái niệm được sử dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ chuỗi giá trị là gì và vai trò của chuỗi giá trị đối với doanh nghiệp. Qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ giá trị mà chuỗi giá trị tạo ra và cách áp dụng chúng.
1. Chuỗi giá trị là gì?
Khái niệm Chuỗi giá trị lần đầu được nhắc đến bởi Michael Porter, vào năm 1985 trong cuốn sách best-seller của ông có tựa đề: Competitive Advantage (Lợi thế Cạnh tranh). Qua đó, chuỗi giá trị là một khái niệm mô tả toàn bộ chuỗi hoạt động của một doanh nghiệp trong quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ từ việc thu thập, tiếp nhận nguyên liệu đầu vào cho đến việc phân phối sản phẩm trong thị trường và các hoạt động quan trọng khác.
Chuỗi giá trị được cấu tạo thành từ 5 hoạt động chính: hoạt động đầu vào, vận hành, hoạt động hậu cần, dịch vụ, tiếp thị và bán hàng. Ngoài ra, chuỗi giá trị còn có các hoạt động phụ như thu mua, mua hàng, quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và hạ tầng của tổ chức
2. Lợi ích của chuỗi giá trị
Xây dựng được chuỗi giá trị giúp các tổ chức có thể gắn kết các “bộ phận” của một doanh nghiệp với nhau. Một số lợi ích khi phân tích và phát triển chuỗi giá trị cho nhân lực có thể kể đến như:
- Hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng, chính xác
- Đo lường, đánh giá những điểm hạn chế để tìm biện pháp khắc phục
- Hiểu được sự gắn kết của toàn bộ hệ thống
- Tối ưu hóa các hoạt động của doanh nghiệp và giảm thiểu chi phí của tổ chức
- Phát triển năng lực cốt lõi và các lĩnh vực cải tiến
3. Chuỗi giá trị hoạt động như thế nào?
Chuỗi giá trị giúp các tổ chức dễ dàng xác định các chức năng kinh doanh của họ thành các hoạt động chính và phụ. Phân tích các hoạt động của chuỗi giá trị này giúp các tổ chức hiểu các chức năng có liên quan như thế nào.
Sau đó, các tổ chức có thể phân tích riêng lẻ từng hoạt động để đánh giá đầu ra của từng hoạt động, bao gồm chi phí, thời gian và sự nỗ lực. Qua đó, khi một doanh nghiệp áp dụng chuỗi giá trị vào hoạt động của mình, nó được gọi là phân tích chuỗi giá trị.
Hoạt động chính
Các hoạt động chính góp phần tạo ra, bán, bảo trì và một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Những hoạt động này bao gồm:
- Hoạt động đầu vào: Xử lý và quản lý các nguồn nguyên liệu từ bên ngoài (các nhà cung cấp, các chuỗi cung ứng từ bên ngoài).
- Hoạt động vận hành: Đây là hoạt động nhằm chuyển đổi đầu vào thành đầu ra. Những “đầu ra” này là những sản phẩm cốt lõi có thể sẽ được bán với giá cao hơn chi phí nguyên vật liệu và sản xuất để tạo ra lợi nhuận.
- Hoạt động hậu cần: Liên quan đến hệ thống lưu trữ, thu thập và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng. Ngoài ra, hoạt động này bao gồm việc quản lý các hệ thống nội bộ của doanh nghiệp các các tổ chức bên ngoài như các nhà cung cấp hay các chuỗi cung ứng.
- Hoạt động tiếp thị và bán hàng: Các hoạt động như quảng cáo, truyền thông hay xây dựng, định vị thương hiệu nhằm tiếp cận đến khách hàng tiềm năng cũng như tăng độ nhận dạng thương hiệu đến công chúng, điều này sẽ giúp công chúng giải thích đucợ câu hỏi “vì sao mình nên mua sản phẩm, dịch vụ của họ”
- Hoạt động dịch vụ: Các hoạt động như dịch vụ khách hàng hay hỗ trợ sản phẩm nhằm giữ chân khách hàng tiềm năng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Hoạt động phụ
- Thu mua và mua: là hoạt động tìm kiếm các nhà cung ứng ở bên ngoài, duy trì mối quan hệ, đàm phán giá cả và các hoạt động liên quan nhằm xây dựng, phát triển sản phẩm
- Quản trị nguồn nhân lực: bao gồm các chức năng như tuyển dụng, đào tạo, xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp.
- Phát triển công nghệ: Các hoạt động như nghiên cứu và phát triển, quản lý Công nghệ thông tin và An ninh mạng nhằm duy trì và sử dụng công nghệ của một tổ chức hiệu quả.
- Phát triển cơ sở hạ tầng: đầu tư phát triển các trang thiết bị văn phòng, kho bãi hay chính sách phúc lợi đầy đủ, hợp lý.