Sự khác biệt giữa KPI và OKR là băn khoăn phổ biến của các nhà lãnh đạo, quản trị nhân sự. KPI là công cụ đo lường hiệu quả công việc thường được các doanh nghiệp sử dụng, trong khi đó, OKR là một phương pháp quản trị mục tiêu có lịch sử lâu đời và ngày càng được được các chuyên gia nhân sự đánh giá cao trong thời đại mới.
1. Tổng quan về KPI và OKR
KPIs - Key Performance Indicators, tạm dịch là các chỉ số đánh giá hiệu suất, là tập hợp các tiêu chí đánh giá hiệu suất làm việc. Chỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả thực hiện công việc của một tổ chức, một cá nhân thực hiện mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Các tổ chức sử dụng KPIs ở nhiều cấp độ để đánh giá mức độ thành công của họ trong việc đạt được mục tiêu.
OKRs - Objective Key Results, là các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu trong một khuôn khổ thiết lập mục tiêu và theo dõi kết quả thực hiện mục tiêu. Các mục tiêu OKR thường được đo lường trong thời gian ngắn hạn.
OKRs tạo sự liên kết và tham gia của toàn bộ tổ chức xung quanh các mục tiêu, và có thể đo lường được:
- Mục tiêu doanh nghiệp: Kết quả của công ty hướng tới?
- Kết quả then chốt: Doanh nghiệp của bạn làm như thế nào để đạt được kết quả đó?
Tư tưởng của OKRs đó là luôn hướng tổ chức đặt ra những mục tiêu thách thức để vươn lên đạt được những kết quả vượt trội. Vì vậy OKRs không chỉ dùng để đánh giá hiệu suất mà còn dùng để đánh giá sự nỗ lực của mỗi người, giúp mỗi cá nhân tự nhìn nhận lại bản thân mình.
Lịch sử hình thành của OKR và KPI:
Tuy KPI là công cụ phổ biến hơn nhưng khái niệm OKR đã được hình thành vào năm 1968 từ phương pháp quản trị mục tiêu. Trong khi đó, đến năm 1990, khái niệm KPI mới được sử dụng.
2. So sánh KPI và OKR
a. Điểm giống nhau giữa OKR và KPI
- Cả OKRs và KPIs đều có thể được sử dụng linh hoạt ở cả công ty lớn và nhỏ để giúp họ tiến tới mục tiêu và tầm nhìn đã đặt ra.
- KPIs và OKRs cùng phải cụ thể và định lượng được (bao gồm con số).
- KPIs & OKRs đều tác động tích cực đến năng suất của công ty nếu được áp dụng đúng cách
b. Điểm khác nhau giữa OKR và KPI
KPIs có thể rất tốt cho việc đo lường nhưng đó là các chỉ số độc lập. Trong khi đó, OKRs cung cấp định hướng và bối cảnh, đại diện cho con đường. Mục tiêu - Objective mô tả những gì doanh nghiệp muốn đạt được và các kết quả chính - Key Result mô tả cách nhân viên nỗ lực thực hiện mục tiêu.
OKRs đánh giá sự tiến bộ và nỗ lực của nhân viên, còn KPI sẽ tập trung vào đánh giá hiệu suất làm việc của người nhân viên đó. Nếu một doanh nghiệp nhìn vào chỉ số KPI và các chỉ số khác đang ổn định nghĩa là công ty đang hoạt động tốt. Nhưng ngược lại, nếu hệ thống chỉ số OKRs các quý đều bằng nhau thì ban lãnh đạo công ty nên nhìn lại và cố gắng cải thiện hơn nữa.
KPI cho thấy kết quả hiện tại doanh nghiệp có tốt hay không, OKRs đặt ra những mục tiêu khó khăn hơn, mang tính tham vọng hơn, và tập hợp toàn bộ sức mạnh của công ty để chính phục những mục tiêu đó.
Trong một doanh nghiệp sẽ có rất nhiều chỉ số KPI chúng ta cần theo dõi đồng thời. Còn tư tưởng của OKRs đó là trong mỗi chu kỳ chúng ta sẽ chỉ tập trung vào một số mục tiêu quan trọng và nỗ lực để hoàn thành chúng.
3. Phân biệt OKR và KPI theo chuyên gia OKR quốc tế
Tại Webinar Implementing OKRs in VietNam, ông Kenneth Paul Lewis – Co-founder tại OKR International đã đưa ra một ví dụ thực tiễn cho điểm khác biệt giữa OKRs và KPIs:
Không chỉ là các số liệu độc lập trong KPIs, phương pháp OKRs sẽ giúp chuyển đổi và thúc đẩy doanh nghiệp. OKRs có Objective (mục tiêu) như là “trái tim” của lộ trình, Key Results (Kết quả then chốt) sẽ là những việc quan trọng cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
4. Giữa KPI và OKR, doanh nghiệp nên chọn phương pháp nào?
Nhiều doanh nghiệp đã bỏ rất nhiều chi phí xây dựng các chỉ tiêu KPI cho doanh nghiệp nhưng kết quả thực hiện không đạt được như kỳ vọng. Sự thất bại này đến từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chính đó là doanh nghiệp không xác định được chính xác mục tiêu của tổ chức trong các giai đoạn khác nhau.
Quản lý một doanh nghiệp có nghĩa là đo lường những điều quan trọng chứ không phải đo lường tất cả mọi thứ, vì thế bạn cần có KPI. Nhưng làm thế nào để nhóm của bạn hiểu những gì họ cần làm? Làm thế nào để bạn sắp xếp nhiệm vụ của mỗi người hướng đến tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp? – Lúc này bạn cần có OKRs.
Thực tế, các công ty công nghệ hoặc các doanh nghiệp cần nhanh chóng thay đổi phạm vi kinh doanh, ra mắt sản phẩm mới, chỉ tiêu OKR ngắn hạn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Vì đây là lĩnh vực yêu cầu R&D rất cao và phải nhanh chóng thay đổi mô hình để thích ứng với thị trường.
Bằng cách sử dụng OKRs, khi bạn làm việc với các đội nhóm, các cấp nhân viên của mình để thiết lập các mục tiêu bạn cung cấp cho họ các công cụ để hiểu những gì họ cần đạt được và sau đó họ sẽ quyết định cách thức thực hiện.
OKRs không phải là phương pháp tập trung vào một thứ và bỏ mọi thứ khác. Để thiết lập OKRs tốt, bạn nên đánh giá các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp và xác định những khía cạnh mà sự thay đổi trong hiệu suất sẽ có tác động lớn nhất, trong khi giữ cho các yếu tố khác ở trạng thái ổn định bằng việc theo dõi các chỉ số KPI.
Chúng ta nên xem xét những giá trị cốt lõi mà cả hai mang lại. KPIs là công cụ đo lường và là điểm khởi đầu của những thay đổi, những điều cần cải thiện, những thay đổi cần thực hiện để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Còn OKRs là phương pháp định hướng các mục tiêu trọng tâm với các Key Results có thể đo lường được nhằm mang lại sự hiệu quả một cách tối ưu nhất.
>> Xem thêm: VÌ SAO ĐÂY LÀ THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ ÁP DỤNG OKRs TRONG DOANH NGHIỆP
5. KPI và OKR có thể kết hợp với nhau không?
Doanh nghiệp có thể kết hợp OKR và KPI với nhau để đo lường hiệu suất nhân viên đạt hiệu quả cao nhất.
Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ cần cả KPI để theo dõi hiệu suất tổng thể và OKR để tạo sự tập trung vào các điều cần ưu tiên, để biết nơi đầu tư nguồn lực của bạn, sắp xếp nhân sự hướng về mục tiêu chung, tạo ra hiệu quả và sự đổi mới.
Mặc dù hiện nay, các công ty nghiêng nhiều hơn về việc chỉ sử dụng phương pháp OKR hoặc KPI, nhưng sự thật thì OKR có thể được sử dụng để cải thiện các KPI đã hoạt động, bởi vì chúng phối hợp với nhau rất hiệu quả! Thông thường, một số KPI sẽ trở thành Kết quả chính (KR) cho Mục tiêu (O) khi doanh nghiệp hay các bộ phận quyết định tập trung vào việc cải thiện một mục tiêu cụ thể.
OKRs mang lại sự đo lường cụ thể hơn trong việc đặt mục tiêu. Đồng thời, phương pháp này sẽ giúp nhân viên cảm thấy chủ động hơn trong lúc làm việc, vì họ rõ họ cần làm gì và có đóng góp như thế nào trước mục tiêu chung của doanh nghiệp, chứ không phải chỉ hoàn thành cho xong đầu việc của mình mà không biết mục đích của việc hoàn thành là gì.
Việc lựa chọn công cụ đo lường rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là cách doanh nghiệp thiết lập và triển khai như thế nào. Có thể thấy, OKRs chính là phương pháp quản trị mục tiêu tối ưu nhất hiện tại.
Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học OKRs chuyên nghiệp, người huấn luyện có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu, hãy tìm hiểu chương trình OKR C-OKRP - khóa học OKR duy nhất được OKR International nhượng quyền đào tạo tại Việt Nam. Hiện khóa học đang được ưu đãi 50% học phí trong chương trình Đầu Tư Năng Lực Hôm Nay nhân dịp cuối năm của Link Power. Nhanh tay thăng hạng năng lực đón đầu năm mới ngay hôm nay nào!