NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC LÀ GÌ? HỌC GÌ?

NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC LÀ GÌ? HỌC GÌ?

HR General - Nhân sự tổng hợp

Nhiều nhân lực giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển người lao động. Vai trò người làm nhân sự càng được đề cao trong thời đại kinh tế số, từ đó mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ tốt.

1. Ngành Quản trị nhân lực là gì?

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động tốt phải đảm bảo cả yếu tố nhân lực và vật lực. Nguồn lực đóng vai trò như nòng cốt, là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 

Chính vì vậy việc thu hút, đào tạo, tuyển dụng đánh giá, sắp xếp những người có năng lực chuyên môn, phù hợp vị trí công việc…là nhiệm vụ hàng đầu của những nhà quản trị nhân lực. Vai trò đội ngũ nhân sự càng được quan tâm hơn trong thời đại công nghệ số, khi là nhân tố đóng góp tích cực vào việc gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Quản trị nhân sự hay là Quản lý nguồn nhân lực là công tác quản lý các lực lượng lao động của một tổ chức, công ty, xã hội. Các doanh nghiệp thường có nhiều bộ phận với nhiều người lao động tham gia, những người lao động có năng lực và đặc điểm khác nhau. 

Yêu cầu được đặt ra làm sao thống nhất và sắp xếp đúng vị trí để phát huy tối đa năng suất làm việc. Điều này dẫn đến sự hình thành nên bộ phận nhân sự với chức năng chính là quản lý và tổ chức lực lượng lao động. 

2. Học Quản trị nhân sự là học những gì? 

Ngành quản trị nhân sự được ví như ngành “khai thác tài nguyên con người”. Vì vậy, ngành học này không chỉ học đơn thuần về  đào tạo người học những kiến thức về nguồn nhân lực, xử lý các công việc hàng ngày, nắm bắt mối quan hệ giữa con người với con người.

Hơn thế, người học sẽ được đào tạo tổng quan và chuyên sâu về triển khai những hoạt động điều hành, quản lý hành chính, nhân sự, thực hiện các chính sách lao động, các kiến thức liên quan đến quy trình đánh giá nhân lực, quản trị nhân sự, tuyển dụng và đào tạo nhân sự, các nguyên lý quản trị kinh tế.

Bên cạnh đó, một số trường còn liên kết với các doanh nghiệp để mở thêm khóa học quản trị nhân sự với các kiến thức thực tế. Như vậy, học viên sau khi ra trường có thể thêm các kinh nghiệm hữu ích. 

Nói một cách đơn giản sau khi học ngành quản trị nhân sự, học viên có những khả năng sau: 

a. Thực hiện công việc thu hút và tuyển dụng vào doanh nghiệp

Sinh viên sẽ vận dụng các kiến thức để phục vụ cho việc phát triển doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thiếu người lao động sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, những người làm nhân sự có trách nhiệm lấp đầy khoảng trống đó bằng cách tuyển dụng và thu hút nhân viên có đủ phẩm chất và năng lực cho doanh nghiệp. 

Sử dụng các kiến thức để thu hút nguồn nhân lực. Nhờ kiến thức hoạch định để đánh giá mối quan hệ cung cầu của nguồn việc làm, xây dựng các chiến lược phân công nguồn nhân lực vào vị trí phù hợp để đáp ứng yêu cầu của tổ chức.

b. Thực hiện công tác đào tạo và phát triển người lao động

Bộ phận nhân sự luôn theo dõi năng lực của người lao động và đảm bảo chuyên môn của họ. Từ khi vào công ty, người lao động đã được đào tạo các kỹ năng cơ bản để bắt đầu công việc, sau đó sẽ được đào tạo để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. 

Trách nhiệm của bộ phận nhân sự là theo dõi, đánh giá chất lượng đội ngũ nhân viên cũ-mới. Bổ sung các kiến thức cần về chuyên môn, văn hóa trong công ty. 

c. Thực hiện các công tác chính sách, đãi ngộ

Nhờ vào các kiến thức và phương pháp đo lường để biết được hiệu suất công việc, đồng thời cũng thiết kế được hệ thống thù lao hợp lý, công bằng. Ngoài ra cũng có thể áp dụng công tác quản trị nhân sự thù lao một cách hiệu quả và thúc đẩy được động lực của nguồn nhân lực. Như vậy, sẽ tạo điều kiện để phát triển được môi trường doanh nghiệp công bằng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhân sự còn thực hiện một số công tác khác như: Bảo hiểm, thông tin tuyển dụng, đề bạt, sa thải, các thông tin liên quan đến công việc đến quan hệ lao động hay các thông tin về an toàn và bảo hộ lao động… Thực hiện tốt chức năng này nhằm thỏa mãn sự hài lòng cho nhân viên. Họ cảm thấy được tôn trọng khi mà không có gì là bí mật đối với họ.

Chức năng này còn bao gồm các dịch vụ có tính phúc lợi cho nhân viên như: chương trình chăm sóc y tế, bảo hiểm, phân chia phúc lợi, cổ phiếu. Các chương trình như vậy là động lực cho nhân viên gắn bó lâu dài với tổ chức.

d. Thực hiện công tác duy trì nguồn nhân lực

Đây là công việc quan tâm đến việc phát huy và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Thực hiện công việc khích lệ nhân viên và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp trong công ty. Các công việc liên quan như ký hợp đồng lao động với nhân viên, giải quyết các tranh chấp lao động, cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm. 

3. Sau khi ra trường sinh viên làm việc ở đâu? 

Sau khi ra trường, các cử nhân ngành quản trị nhân sự có thể làm việc tại các bộ phận văn phòng tổ chức hành chính tại các doanh nghiệp, công ty, các tập đoàn kinh tế; các trung tâm hỗ trợ việc làm; trung tâm phát  triển nguồn nhân lực; các trung tâm đào tạo tuyển dụng; các trường đại học cao đẳng;…

Để trở thành một người làm nhân sự giỏi thì ngoài kiến thức về quản trị nhân lực, bạn cần trang bị các kỹ năng nhất định như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, tiếng Anh, …