1. Nhân Sự đang trở nên rất “hot”
Tại Việt Nam, trước năm 2010, ngành Nhân Sự phần nhiều không được xem trọng trong bộ máy của công ty, điều đó tương ứng với việc người làm Nhân Sự cũng không được “cưng chiều” như những vị trí của phòng ban khác, mặc dù họ là những người nhân viên chăm chỉ, là những quan lý tận tâm và tài giỏi. Bởi vị thế kinh doanh trước đây, Khối kinh doanh (Sales & Marketing) và Khối Sản xuất đóng vai trò trong việc cạnh tranh thị trường. Ngày nay hai yếu tố này ai cũng bắt đầu làm tốt thì buộc các chủ doanh nghiệp phải đầu tư vào khía cạnh khác, và nhân sự là một sự lựa chọn thông minh.
Ngành Nhân Sự đã không ngừng phát triển, cùng với sự xuất hiện của gen Z, đã là “mồi lửa vào đống củi khô”, làm Nhân Sự mạnh mẽ hơn trong việc chứng minh sự hiện diện của mình là vô cùng cần thiết.
2. Hiện trạng của việc đào tạo Nhân Sự dành cho người mới
Đối những bạn mới ra trường kiến thức Cao Đẳng/ Đại Học sẽ giúp các bạn thay đổi tư duy, nhưng chưa thể vận hành trong thực tế. Dường như, bạn nào cũng biết rằng cần phải có: ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, xử lý vấn đề,... thì đúng nhưng chưa đủ. Bản thân những bạn trẻ này cần phải có kiến thức chuyên môn, tập trung trong chính ngành nghề ấy, và những bạn chọn nghề Nhân Sự cũng không phải là ngoại lệ.
Đáng tiếc là, chính sự chưa bài bản trong đào tạo của ngành Nhân Sự nên những người mới vào nghề rất khó để nắm bắt được những cái cốt lõi để làm và phát triển, cụ thể: nhiều bạn ở thời điểm này vẫn chưa nắm được chính xác Nhân Sự là làm gì, mơ mơ hồ hồ, nghe loáng thoáng đâu đó Nhân Sự là tuyển dụng, là tính lương, là chấm công, là quản lý con người,...Khái niệm áp dụng còn mơ hồ làm các bạn không hình dung rõ con đường mình đi là đúng hay sai, phải làm gì bây giờ. Hiện trạng đó dẫn đến các bạn được đào tạo theo kiểu “tự mò từ từ”, nếu giỏi chịu đựng thì làm được. Đó sẽ là điều vô cùng “bực bội” đối với gen Z.
Có phải các bạn vẫn luôn tự mình tìm kiếm một nguồn thông tin chất lượng để có thể giúp mình tốt hơn? Tạo ra cái mới, chủ động trên chính công việc của mình, xông xáo trên trên thị trường cạnh tranh và được công nhận một cách công tâm nếu đạt hiệu quả trong công việc?
3. Vậy bạn thiếu gì trong việc xây dựng một hệ thống kiến thức Nhân Sự “chuẩn”
Cho đến thời điểm này nếu nói: Nhân Sự chưa bài bản thì không hoàn toàn đúng. Vẫn có những bài viết hay, những trang báo tốt nói về nhân sự, nhưng khó tìm kiếm và không phải ai cũng tìm thấy. Cũng có những khóa học dạy kiến thức Nhân Sự nhưng học phí “trên trời”, kiến thức thì “trên mây”, người dạy thì “bay bay”, người học thì “bổng bổng”. Để trở thành người làm nhân sự giỏi, đối với các bạn sinh viên mới ra trường, thật ra không khó. Chỉ cần học vài đường cơ bản.
a. Đầu tiên, các bạn cần nắm rõ kỹ năng tính và quản lý chi trả chế độ bảo hiểm các loại:
Tính và chi trả lương thời gian; sản phẩm, lương doanh thu; lương khoán (lương trả theo khối lượng công việc); lương tháng và cuối năm.
Ngoài ra, còn phải hiểu rõ về phụ cấp ra sao, chi trả phụ cấp thế nào; lương làm theo ngoài giờ các loại.
b. Thứ hai, các bạn nắm rõ thủ tục mở là làm gì, đăng ký bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN,...); trích hợp bảo hiểm các loại hàng tháng như thế nào; kinh phí công đoàn vận hành ra sao.
Thêm vào đó, trường hợp bất đắc dĩ như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nghỉ dưỡng sức,... thì nên như thế nào?
Tới thời kỳ người làm nghỉ thì cần chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết bảo hiểm, thực hiện các loại hồ sơ về hưu trí, tử tuất ra sao
c. Thứ ba, không kém phần quan trọng là kỹ năng quản lý hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp hợp đồng:
Cách quản lý các loại hợp đồng lao động: hiểu rõ cấu trúc hợp đồng lao động các loại, điều kiện cần và đủ để ký kết và chấm dứt các loại hợp đồng, các vấn đề pháp lý quan trọng cần xác định khi ký kết- thực hiện- chấm dứt hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, trường hợp khi có tranh chấp thì cần giải quyết như thế nào, và ở mức độ nào thì quyết định cho người lao động thôi việc cũng là một vấn đề mà các bạn cần lưu ý.
d. Thứ tư, khá quen thuộc là kỹ năng tuyển dụng: khâu này sẽ là khâu quan trọng của một người làm nhân sự, “đầu không xuôi thì đuôi không lọt” tuyển không đúng người lại phải tuyển lại, mất thời gian đào tạo của phòng ban khác, cũng như ảnh hưởng tâm lý của chính người lao động. Nếu không được làm đúng mong đợi, và có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu mà công ty.
Các bạn cần nắm rõ quy trình tuyển dụng của các vị trí của các phòng ban, biết đọc JD, viết thông báo tuyển dụng như thế nào là hiệu quả, công việc chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, nguyên tắc đọc và chọn CV phù hợp tuyển dụng.
e. Cuối cùng là, phân tích và mô tả công việc theo ROJD (Results- Oriented Job Descriptions) nghĩa là phương pháp để viết mô tả công việc:
Các bạn cần biết cách phân tích viết mô tả công việc theo ROJD, là mô tả các kết quả của vị trí mà người thực hiện công việc hoàn thành bằng cách thực hiện các nhiệm vụ.
Tư duy của phương pháp này là “dù anh rất chăm chỉ nhưng cố chấp anh nghèo thì em đành say goodbye”, tập trung chủ yếu vào kết quả lấy kết quả làm mục tiêu và mục tiêu này sẽ được các định rõ ngay từ đâu, lấy kết quả để đánh giá cá nhân.
Đó là 5 “viên gạch” nền tảng dành cho những bạn trẻ Gen Z mới ra trường theo đuổi ngành nhân sự. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát trong việc xây dựng cho bản thân một hệ thống, giúp các bạn thấy rõ con đường thực hiện ước mơ, mục tiêu của các bạn.
>> Hiện tại, Link Power đang có khóa học HR Foundation Online nhằm giúp những bạn nhân sự tay ngang, các bạn sinh viên ngành nhân sự mới ra trường cập nhật các kiến thức nhân sự mới nhất, mô hình nhân sự hiện đại, thực chiến được tại Doanh nghiệp ngay sau khi kết thúc khóa học. Mọi thông tin chi tiết tham khảo TẠI ĐÂY.
BTV- Đinh Thị Lan Anh