Phòng nhân sự hay “bộ phận hậu cần” - là nhóm đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến quản trị nguồn nhân lực giúp tối ưu hóa khả năng vận hành của doanh nghiệp.
1.Nhân sự là gì?
Nhân sự là gì mà công ty nào cũng phải đầu tư phát triển bộ phận này? Trong một tổ chức, nhân viên nhân sự là người phụ trách toàn bộ hoạt động liên quan đến con người. Bên cạnh đó, thuật ngữ này cũng được dùng để mô tả lực lượng lao động hiện tại của tổ chức. Bộ phận này ngoài nhiệm vụ quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp còn có quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định trong chiến lược kinh doanh. Ở các công ty nhỏ và vừa, tất cả các công việc trên sẽ chỉ được đảm nhiệm bởi một vài người. Trái lại ở các công ty lớn hơn, họ lại sở hữu đội ngũ chuyên gia riêng cho từng lĩnh vực với mục đích nâng cao hệ thống vận hành.
2. Xu hướng kỹ năng mới trong nghề nhân sự
Hiện nay, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi nhân sự là gì và liệu bộ phận này có thật sự cần thiết với doanh nghiệp hay không? Để khẳng định vị thế của mình, người làm nghề nhân sự phải luôn trau dồi bản thân để theo kịp trước những thay đổi của thị trường, doanh nghiệp. Việc này không chỉ giúp ban nhân sự nâng tầm giá trị của mình mà còn giúp doanh nghiệp thay đổi lối quản trị nhân lực truyền thống. Hãy cùng Link Power cập nhật các xu hướng mới trong nghề nhân sự nhé!
2.1. Khả năng quan sát, đọc vị đối phương
Khi được hỏi về những kỹ năng cần thiết cho công việc nhân sự. Một trong những kỹ năng đặc thù đó là khả năng "nắm bắt" con người. Một nhân viên nhân sự giỏi cần có khả năng đọc vị, nắm bắt tâm lý đối phương thông qua cử chỉ và hành động của họ. Đặc biệt trong các buổi phỏng vấn xin việc, nó lại càng trở nên quan trọng. Việc chỉ cần quan sát tư thế ngồi, cách một người gác chân hay lồng hai bàn tay vào nhau. Nhân viên nhân sự cũng có thể đoán được người này đang cảm thấy căng thẳng hay tự tin, đang hợp tác hay tránh né, v.v. Những chi tiết nhỏ như vậy có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quá trình phỏng vấn và tuyển dụng.
2.2. Tính kỷ luật, phân bổ thời gian
Một nhân viên nhân sự giỏi cần có kỹ năng quản lý thời gian tốt. Họ cần biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc để đảm bảo tiến độ. Ngoài ra, công tác nhân sự còn bao gồm nhiều nhiệm vụ chia nhỏ. Vì vậy người làm nhân sự cũng cần có khả năng tổ chức đa nhiệm. Họ phải thể hiện sự kỷ luật với bản thân để hoàn thành công việc một cách chỉn chu và đúng hạn.
>> Xem thêm bài viết: HR là gì?
2.3. Khả năng lắng nghe & phản hồi
Đặc thù của ngành nhân sự là họ phải việc song song với nhiều người và nhiều phòng ban khác nhau. Công việc này đòi hỏi họ phải phát triển cho mình kỹ năng giao tiếp tốt. Đặc biệt là ở kỹ năng lắng nghe. Nó sẽ hỗ trợ bạn trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp tại nơi làm việc. Nhằm tránh sự leo thang không đáng có. Không chỉ thế, kỹ năng này còn giúp họ thấu hiểu sâu sắc những tâm tư, nguyện vọng của nhân viên khiến họ cảm thấy được trân trọng.
Ngoài những kỹ năng được liệt kê trên. Theo đó, cần phải trau dồi thêm cho mình khả năng giải quyết tình huống, lãnh đạo bộ phận. Đây sẽ là nền tảng để họ tiếp tục phát triển trong lộ trình làm nghề của mình cũng như đem đến lợi ích chung cho tổ chức.
3. Tầm quan trọng của quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự là một phương pháp tiếp cận chiến lược và toàn diện. Nhằm quản lý con người, văn hóa và môi trường làm việc trong doanh nghiệp. Vai trò của chuyên gia nhân sự là đảm bảo nhân viên nhận được sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách và quy trình của công ty. Họ cũng chịu trách nhiệm thúc đẩy một môi trường làm việc lành mạnh. Mong muốn tích cực, tạo sự gắn kết giữa người lao động với người sử dụng lao động. Quản lý nhân lực hiệu quả là tiền đề thúc đẩy nhân viên hoàn thành các mục tiêu để đóng góp vào định hướng chung của công ty.
4. Kỳ vọng mới đối với bộ phận nhân sự
Trong bối cảnh mà thị trường đang không ngừng chuyển động. Doanh nghiệp và các bên liên quan cũng phải nhanh chóng thích ứng để bắt kịp thời đại. Trong đó, nghề nhân sự được kỳ vọng sẽ trở thành điểm mấu chốt giúp tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý và gia tăng doanh thu. Theo khảo sát, phần lớn ban quản lý lãnh đạo kỳ vọng bộ phận nhân sự ngày nay tập trung chủ yếu vào 4 khía cạnh chính sau:
4.1. Tổng hợp mục tiêu doanh nghiệp
Mong muốn phát triển công ty chỉ có thể được thực hiện một khi nhân viên của họ nắm rõ mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, công tác giúp mỗi nhân viên nhận thức được vị trí và giá trị của mình đối với doanh nghiệp cũng rất quan trọng.
4.2. Định vị giá trị nhân viên EVP
Đây là những thành tố giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường việc làm. Bao gồm lương thưởng, chế độ phúc lợi hay kể cả môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp,... Chỉ số này gắn liền với chiến lược truyền thông của tổ chức để đánh giá tiềm năng của ứng viên. Chính vì vậy mà người làm nhân sự phải cực kì cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai bên. Hơn thế nữa là đánh mất sự uy tín của doanh nghiệp.
5. Thay đổi trong ngành quản trị nhân sự
Nhân sự ngày nay đã không còn gói gọn trong “mớ” công việc hành chính văn phòng tầm thường. Mà còn phải hướng đến lợi ích chung của doanh nghiệp. Họ có vai trò tối ưu hóa nguồn nhân lực thông qua việc đề xuất chiến lược, chương trình đào tạo và xây dựng chính sách hiệu quả. Đặc biệt, mỗi tác vụ này đều phải được sắp xếp, thống nhất để hướng đến một mục đích chung đó chính là lợi ích của doanh nghiệp.
Đề cập đến cách thức thực hiện điều này, tạp chí Forbes đã nhắc đến xu hướng thay đổi trong lối quản trị nhân sự truyền thống. Cụ thể họ đã đề xuất các tổ chức về sự ra mắt của một chức vụ mới đó chính là Human Resource Business Partner - HRBP. Nhiều doanh nghiệp cũng đã đánh giá cao hình thức quản trị mới này trong quá trình xây dựng chiến lược lâu dài.
Tạm kết
Nhìn chung, ngành nhân sự có yêu cầu khá cao về chuyên môn cùng các kỹ năng mềm khác. Trong bài viết trên, Link Power đã giúp các bạn giải đáp được nhân sự là gì cũng như các chức năng của họ trong tổ chức. Hy vọng từ đây, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về công việc này và có cho mình định hướng riêng trong con đường sắp tới!