HR là gì? Lộ trình nghề nghiệp của HR

HR là gì? Lộ trình nghề nghiệp của HR

HR General - Nhân sự tổng hợp

HR là một chức năng trong các tổ chức có nhiệm vụ tối đa hóa tối đa hóa hiệu suất của nhân viên phù hợp với mục tiêu chiến lược của nhà tuyển dụng. 

I. HR là gì?

HR viết tắt của từ Human Resources hay còn ngành quản trị nhân sự. Vị trí HR đảm nhận các công việc liên quan đến hoạt động tuyển dụng, lên kế hoạch triển khai các chính sách phù hợp để duy trì nguồn nhân lực cho công ty và có kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực các cá nhân, phòng ban để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.

II. Tìm hiểu về nghề HR

Cũng như bất kỳ ngành nghề nào khác, ai cũng bắt đầu từ vị trí thấp nhất lên vị trí cao nhất. Người làm nhân sự bắt đầu từ vị trí Entry-level, trải qua quá trình tích lũy kinh nghiệm và kiến thức để lên vị trí HR Generalist.

1. Phân loại nghề nhân sự HR

Ngành nhân sự HR được chia ra 2 mảng chính sau: 

  • Quản trị nhân sự: Đây là công tác quản lý hành chính và thực hiện chính sách lao động.
  • Quản trị nguồn nhân lực: Đây là công việc mang tính chất lâu dài như các công việc phát triển và chiêu mộ nhân tài, xây dựng các cơ chế đánh giá năng lực nhân viên. Thực hiện một số công việc cụ thể sau: Tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên; Tư vấn quảng cáo và tuyển dụng; Tư vấn chiến lược nhân sự. 

Nhìn chung, dù ở bất kỳ công ty nào, vị trí nhân sự sẽ đảm nhiệm các công việc sau đây: 

  • Thuê nhân viên mới cho công ty bao gồm các hoạt động như tìm kiếm ứng viên, phỏng vấn, chuẩn bị các thủ tục để kiểm tra ứng viên. 
  • Chuẩn bị làm hợp đồng, BHXH, thực hiện các chế độ ưu đãi cho nhân viên mới.
  • Thực hiện đánh giá năng lực của nhân viên thông qua hệ thống KPI hoặc đánh giá hiệu quả công việc và đề xuất việc tăng lương hoặc luân chuyển nhân sự. 
  • Lập kế hoạch đào tạo, xây dựng và đề xuất các chính sách đãi ngộ giúp giữ chân nhân tài, tổ chức các hoạt động để gắn kết các thành viên trong công ty, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong công ty. Đây là mục tiêu lớn mà bộ phận nhân sự đảm trách để giúp công ty, doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. 

2. Các vị trí trong ngành nhân sự 

Ngành nhân sự đóng vai trò quan trọng đối với mỗi công ty. Ngoài nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo, trả lương, những người làm nhân sự còn đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Hãy cùng Học viện Link Power tìm hiểu các vị trí trong ngành nhân sự: 

Nhân sự - Đối tác kinh doanh (HRBP) là vai trò mới của nhân sự, đây là nhiệm vụ mới đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Với vị trí này, bộ phận nhân sự sẽ tham gia nhiều hơn vào các chiến lược kinh doanh với vai trò tư vấn về chiến lược về con người.

III. Lộ trình nghề nghiệp của HR

1. Sinh viên sau khi tốt nghiệp 

Sinh viên sau mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ đảm nhiệm các vị trí sau: 

  • Vị trí HR admin: Công việc của một HR admin phụ trách các vấn đề liên quan đến các giấy tờ hợp đồng lao động, bằng khen, chứng nhận, quản lý các tài sản nằm trong phúc lợi cung cấp cho nhân viên(xe đi lại, máy tính, …), các báo cáo về kiểm kê tài sản.

  • Vị trí tuyển dụng: Công việc của vị trí này phải thường xuyên trao đổi với các phòng ban, các cấp quản lý để nắm bắt nhu cầu, chất lượng và vị trí nhân sự cần tuyển. Vì vậy, người làm tuyển dụng phải tìm kiếm, sàng lọc các CV của ứng viên. Sau đó, tìm ra các ứng viên phù hợp, lên lịch phỏng vấn, thực hiện các bài kiểm tra năng lực ứng viên để tìm ra ứng viên phù hợp. Cuối cùng là báo cáo kết quả tuyển dụng, cung cấp các thông tin cần thiết về quyền, nghĩa vụ và cũng như lộ trình phát triển cho ứng viên. 
  • Vị trí tính lương: Những người đảm nhận việc quản lý hệ thống tính lương dựa trên năng lực và chính sách của công ty cho nhân viên như: nhân viên mới, nhân viên hợp đồng, nhân viên nghỉ việc, số giờ nghỉ phép, nghỉ do bệnh tật, làm thêm giờ, làm ca đêm, làm cuối tuần, phúc lợi kèm thêm…

2. Người đã có kinh nghiệm

Khi đã tích lũy được kinh nghiệm cần thiết, các nhân sự được thử sức, bổ nhiệm vào các vị trí cao hơn. 

  • Vị trí đào tạo: Người đảm nhiệm vị trí này sẽ phải tốn nhiều thời gian để nghiên cứu và đưa ra các chính sách đào tạo cho nhân viên cho công ty. Bên cạnh đó, còn phải trao đổi với các quản lý và các lãnh đạo để đưa ra các chương trình đào tạo/huấn luyện nội bộ cho nhân viên. Tìm kiếm và liên kết các chương trình đào tạo bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cho nguồn nhân lực trong công ty. 

  • Vị trí quản lý: Ở vị trí quản lý HR Manager chủ yếu đảm nhiệm các công việc họp bàn các kế hoạch quản lý với các bộ phận khác về nhu cầu tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo nhân viên cũng như đưa ra các chính sách và phúc lợi cho phù hợp. Bên cạnh đó, tham gia các cuộc họp nội bộ trong bộ phận nội bộ để đảm bảo các hoạt động nhân sự diễn ra đúng tiến độ và kịp thời giải quyết được các mâu thuẫn phát sinh. 

Ngày nay, bộ phận nhân sự HR truyền thống đang được “cách mạng hóa”, nâng vai trò, vị thế lên thành HRBP, Human Resources Business Partner hay còn gọi là Đối tác kinh doanh nhân sự. Không chỉ thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu truyền thống mà HR thực sự tham gia, đóng góp vào mục tiêu kinh doanh thông qua góc nhìn con người. Bộ phận HRBP sẽ đề ra các chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh, qua đó tối đa được hiệu suất, hiệu quả quả mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, bộ phận này sẽ đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của công ty, không còn bị gắn mác là bộ phận tiêu tiền của doanh nghiệp.