TOTAL REWARDS - “QUÂN HẬU” TRÊN BÀN CỜ NGUỒN NHÂN LỰC

TOTAL REWARDS - “QUÂN HẬU” TRÊN BÀN CỜ NGUỒN NHÂN LỰC

Total Rewards

Doanh nghiệp của bạn có đang đau đáu trước các vấn đề như: Thừa nhân sự nhưng lại thiếu những chiến binh thiện nghệ cho các vị trí quan trọng? Hoạt động tuyển dụng cảm tính, không tối ưu chi phí? Tỷ lệ nghỉ việc cao trong khi năng suất lao động thấp? Nếu có, chắc hẳn bạn đang thiếu một hệ thống Total Rewards hiệu quả hoặc chương trình Đãi Ngộ Tổng hiện tại đang không bám sát chiến lược nguồn nhân lực. Muốn hiểu đúng về Total Rewards cũng như các đặc điểm cốt lõi hệ thống này cần có, đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây.

 

Hiểu đúng về Total Rewards

 

Total Rewards là gì?

 

Tại Việt Nam, Total Rewards thường được gọi bằng cái tên Đãi Ngộ Tổng hoặc Tổng Phần Thưởng. Có lẽ vì vậy mà những người chưa có chuyên môn sâu về quản lý nhân sự dễ hiểu lầm rằng Total Rewards đơn giản là những khoản phụ cấp, hoa hồng, hiện vật…công ty tặng cho nhân viên với mục đích khen thưởng.

 

Thực tế, Total Rewards là một hệ thống các đãi ngộ tài chính và phi tài chính mà doanh nghiệp áp dụng để khích lệ, thúc đẩy năng suất người lao động cũng như thu hút các cá nhân tài năng. Một chiến lược Tổng Phần Thưởng không đơn thuần dừng lại ở Lương, mà bao gồm cả Chính sách và Phúc lợi về mặt y tế, du lịch, hưu trí, giáo dục; sự Công Nhận; Cơ hội Phát triển sự nghiệp; cảm giác thoải mái khi được cân bằng giữa Cuộc Sống với Công việc.

 

Triển khai Total Rewards dễ hay khó?

 

Total Rewards liên quan đến nhiều hoạt động của doanh nghiệp như chiến lược kinh doanh, chiến lược nhân sự, chiến lược hình ảnh thương hiệu. Bản thân hệ thống Total Rewards cũng là một chiến lược nguồn nhân lực có giá trị lớn vì tác động mạnh mẽ đến sự hài lòng, trung thành, hiệu suất làm việc của người lao động. Hơn nữa, một khi triển khai thành công, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, đào tạo, mà sẽ trở thành bể cá lớn thu hút những “bigfish” nổi trội trong ngành, tăng vị thế cạnh tranh lên một tầm cao mới.

 

Tuy nhiên, vì nắm giữ vị trí quân hậu trên bàn cờ chiến lược nguồn nhân lực, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và khả năng đánh giá, điều phối từ cá nhân chuyên trách, nên việc thực hiện tốt một chương trình Total Rewards chưa bao giờ là điều dễ dàng. Đặc biệt, với những doanh nghiệp quy mô vừa trở lên, nhân sự phân chia theo nhiều nhóm chức năng, nhiệm vụ, có lối sống, độ tuổi và mong muốn hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, càng cần HR dành nhiều thời gian giao tiếp, truyền thông để thấu hiểu cũng như có những sự điều chỉnh phương thức đãi ngộ, khen thưởng phù hợp nhất.

 

5 đặc điểm nên có ở hệ thống Total Rewards phục vụ tốt chiến lược nguồn nhân lực

 

Đáp ứng nhu cầu người lao động

 

Thực hiện chế độ Đãi Ngộ Tổng giống như may đo quần áo, khi những chính sách, phần thưởng phải “vừa khít” với mong muốn, yêu cầu từng nhóm người lao động. Do đó, không thể mang một hệ thống Total Rewards trên mạng áp vào doanh nghiệp mình, càng không thể đánh đồng mọi nhân viên trên cùng một mặt bằng chung.

 

Cách đơn giản nhất, là lắng nghe và tập trung vào những gì người lao động coi trọng. Ví dụ, nhóm nhân sự 8x thường quan tâm đến mức lương, phụ cấp, khả năng thăng tiến trong khi nhóm gen Z lại đặc biệt chú trọng đến các giá trị phi tiền tệ như môi trường làm việc, lộ trình sự nghiệp, niềm vui khi cân bằng được giữa thời gian làm việc và đời sống cá nhân.

 

Bám sát triết lý phúc lợi của doanh nghiệp:

 

Hệ thống Total Rewards có mục đích cuối cùng vẫn phải là mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Các giá trị đó sẽ dựa trên mục tiêu kinh doanh và kế hoạch tuyển dụng trong ngắn - dài hạn. 

 

Cụ thể, nếu doanh nghiệp của bạn đang có mục tiêu kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường, cần nhanh chóng tuyển dụng đội ngũ nhân sự tài năng nhất trong ngành, thì Total Rewards sẽ được xây dựng với chính sách lương thưởng, đãi ngộ, phúc lợi tốt hơn mức thông thường. Có như vậy, các “ngôi sao sáng” mới sẵn lòng ngả về phía bạn.

 

Ngược lại, nếu doanh nghiệp quy mô nhỏ, cần tối ưu chi phí và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững lâu dài, hãy tập trung xây dựng lộ trình sự nghiệp, đào tạo và định hướng cho các nhân sự trẻ tiềm năng để họ sẵn sàng phụng sự, trở thành các “trụ cột” tương lai.

 

Công bằng

 

Mọi phần thưởng đều nhằm mục đích khích lệ, giúp người lao động tự tin và cảm thấy được ghi nhận những gì mình cống hiến. Vì thế, sự công bằng - cả trong nội tại doanh nghiệp, lẫn khi so sánh với đối thủ cùng ngành - là tối quan trọng đối với Total Rewards.

 

Muốn làm được điều đó, phải đánh giá nhân viên trên nhiều khía cạnh, bao gồm cả năng lực, vị trí công việc, thái độ, kết quả thực thi. Ngoài ra, cũng nên đặt hệ thống Total Rewards của mình và của các doanh nghiệp tương tự lên bàn cân để không tạo ra khoảng cách quá xa so với mặt bằng thực tế.

 

Linh hoạt

 

Lực lượng lao động, môi trường kinh doanh có tốc độ thay đổi chóng mặt, nên hệ thống Total Rewards cũng cần thay đổi linh hoạt theo thời gian để luôn phù hợp với mong muốn nhân viên.

 

Nhà quản lý cần liên tục đo lường và theo dõi chỉ số hiệu suất làm việc, chỉ số hài lòng, đặt vào từng giai đoạn hoạt động của công ty cũng như nấc thang sự nghiệp của nhân sự để kịp thời đưa ra những điều chỉnh hợp lý.

 

Nhất quán với giá trị văn hóa doanh nghiệp

 

Không nên quá đặt nặng vấn đề chi phí của phần thưởng đãi ngộ trong hệ thống Total Rewards, mà nên tập trung duy trì và khắc họa rõ nét các giá trị văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp.

 

Một chương trình Total Rewards gắn với hoạt động đào tạo, thể hiện hình ảnh thương hiệu khi tuyển dụng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Có thể đưa bộ hành vi chuẩn mực và các giá trị về tầm nhìn, sứ mệnh vào tiêu chí kiểm tra, đánh giá nhân viên hay các buổi hội nhập nhân sự mới.

 

Để xây dựng thành công hệ thống Tổng Phần Thưởng mang lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp, bạn hãy tham khảo khóa học Total Rewards có tính ứng dụng cao theo chuẩn quốc tế của PowerLink.

 

Thông tin chi tiết về khóa học, mời bạn tham khảo kỹ hơn TẠI ĐÂY.