Sự khác nhau giữa Startup và SME không phải ai cũng biết

Sự khác nhau giữa Startup và SME không phải ai cũng biết

HR General - Nhân sự tổng hợp

Sự khác biệt cơ bản giữa SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) được vay vốn kinh doanh của ngân hàng. Trong khi một công ty Startup (khởi nghiệp) nhận vốn qua hình thức đầu tư. 

Khi nghĩ đến khởi nghiệp, hầu như mọi người đều hình dung một công ty nhỏ khoảng từ 10-15 người làm việc ở một góc với tầm nhìn thay đổi thế giới. Hình ảnh này không sai nhưng không truyền tải được đầy đủ thông điệp thế nào là khởi nghiệp theo nghĩa chân thực. 

Chính vì điều này nó cũng rất dễ bị nhầm lẫn với công ty nhỏ và vừa.Vậy điều gì làm cho chúng khác biệt? Dưới đây, Học viên Link Power sẽ giải thích về hai mô hình này, bắt đầu từ định nghĩa về chúng. 

1. Startup là gì?

Startup là khái niệm còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Các công ty Startup  là các công ty nhỏ có tầm nhìn rộng. Mục tiêu của họ là tạo ra sản phẩm mới, có ý nghĩa lâu dài trên thị trường. Khái niệm về khởi nghiệp  là dựa trên sự đổi mới và mới mẻ. 

Nói theo một cách dễ hiểu, Startup là công ty kinh doanh dựa trên một ý tưởng mới. Ý tưởng mới có nghĩa là ý tưởng kinh doanh phải độc đáo để người tiêu dùng có được trải nghiệm tốt nhất.

2. SME là gì? 

SME, viết tắt của cụm từ doanh nghiệp vừa nhỏ những tổ chức có cấu trúc theo mô hình kinh doanh đã có sẵn trên thị trường. Hoạt động kinh doanh trong khu vực DNVVN chủ yếu bắt đầu tạo ra lợi nhuận. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể có lãi ngay từ ngày đầu tiên bắt đầu hoạt động.

Không có cách tiếp cận nào mới đằng sau hoạt động kinh doanh SME, thay vào đó, hoạt động kinh doanh được bắt đầu dựa trên nhu cầu của thị trường và số lượng khách hàng.

3. Sự khác nhau giữa SME và Startup

  • Mục tiêu kinh doanh: 

Công ty Startup là công ty nhỏ nhưng có tầm nhìn lớn, và là mô hình có thể tác động lớn đến thị trường hiện tại. Họ có thể tạo nên một công ty lớn và hoàn toàn mới. 

SME là những tổ chức có cấu trúc theo mô hình đã có sẵn trên thị trường. Những công ty SME hoạt động dựa trên nhu cầu và số lượng khách hàng. 

  • Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh của các công ty Startup dựa trên ý tưởng. Ý tưởng độc đáo, mang tính đột phá thì công ty nhỏ có thể mang lại sự phát triển thần kỳ. Các công ty startup có thể không thể mang lại lợi nhuận trong nhiều năm đầu, các sản phẩm của họ có thể không đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại. Tuy nhiên, các sản phẩm của họ phải nhanh chóng chiếm đầu thị trường và thực sự mang lại giá trị cho người dùng. 

Trái ngược, các công ty SME kinh doanh dựa trên mô hình đã có sẵn, họ có thể mang lại lợi nhuận ở ngay năm đầu tiên. Những công ty này kinh doanh dựa trên nhu cầu của thị trường. 

  • Khả năng quy trình hóa

Startup thường chú ý đến khả năng quy trình hóa các công việc trong bộ máy vận hành để có thể chuyển giao được cho nhiều người, mang tính chất có thể chuyển giao, chuyển nhượng mô hình. 

Còn SME thực hiện việc chuyển giao một cách bí mật, không chuyển giao, tập trung phát triển mô hình, dịch vụ. 

  • Chủ sở hữu

Các công ty SME thường là các công ty gia đình, ít huy động vốn từ bên ngoài. Chủ yếu là họ tự vốn ra bên ngoài. Khác với SME, Startup thường chia sẻ cổ phần với các nhà đầu tư để đổi lại nguồn tài trợ. 

  • Nguồn tài trợ và tính kiểm soát

Các công ty khởi nghiệp phải chứng minh rằng mô hình kinh doanh của họ là khả thi và làm được điều này họ phải cần vốn. Các công ty khởi nghiệp thường có nguồn vốn eo hẹp và những người sáng lập không có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành doanh nghiệp. 

Khi công ty khởi nghiệp bắt đầu có những dấu hiệu phát triển, nó sẽ được nhận những khoản tài trợ từ nhà đầu tư thiên thần hoặc nhà đầu tư mạo hiểm. Những người sẽ mua lại cổ phần của công ty bằng những khoản đầu tư của họ. Trong một khoản thời gian, quyền kiểm soát của người sáng lập sẽ giảm dần và họ chuyển sang một ý tưởng kinh doanh khác. 

Đối với SME, trong giai đoạn đầu cũng tương tự như Start. Nhưng trái ngược lại, lợi ích của người sáng lập là giữ lại quyền kiểm soát công ty. Anh ta sẽ tìm nguồn tài chính kinh doanh từ các tổ chức tài chính khác nhau, để phát triển công ty của mình mà không mất quyền kiểm soát. 

  • Yếu tố rủi ro

Đây là một điểm khác biệt lớn giữa hai loại hình này. Các công ty hứa hẹn tiềm năng phát triển to lớn, lợi tức đầu tư cao và hứa hẹn sẽ mang lại những thay đổi mang tính cách mạng. Tuy nhiên, bất kỳ những nhà đầu tư vào công ty Startup sẽ tiềm rất nhiều rủi ro. 

Các công ty vừa và nhỏ không phải là không có rủi ro, nhưng sẽ ít hơn vì họ đi theo mô hình đã có sẵn trên thị trường. Do vậy, chúng sẽ ổn định nhiều hơn so với công ty khởi nghiệp và mang lại thu nhập ổn định và mức rủi ro thấp hơn đáng kể. 

  • Công nghệ

Các công ty khởi nghiệp là những nhà tiên phong theo đúng nghĩa, vì là họ theo đuổi những thứ chưa từng được biết đến trước đây nên đòi hỏi công nghệ phát triển sản xuất cũng mới. Vì vậy, để thành công họ phải phát triển công nghệ tiên 

Còn đối với các doanh nghiệp SME, họ phát triển dựa trên mô hình kinh doanh đã có sẵn, công nghệ phát triển sản phẩm cũng đã tồn tại trên thị trường. Do đó, họ có thể làm với công nghệ thông thường và chỉ nâng cấp về trang bị nếu muốn hiệu quả tốt hơn để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

>> Tham khảo thêm: "SME làm sao để giữ chân nhân tài?"