HRBP CẦN LÀM GÌ TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

HRBP CẦN LÀM GÌ TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

HRBP Toàn tập

Hiện nay, tình hình kinh tế thế giới ghi nhận nhiều sự biến động, nền kinh tế Việt Nam cũng đã bắt đầu phải chịu những “địa chấn” và dần gây ảnh hưởng đến một số ngành nghề. Với vai trò quan trọng của doanh nghiệp, người HRBP cần trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giúp doanh nghiệp luôn đứng vững, vượt qua thời kỳ khủng hoảng này.

1. Rà soát lại hiệu quả công việc

Khủng hoảng kinh tế diễn ra cũng là lúc HRBP cần phải rà soát lại hiệu quả công việc, hiệu suất công việc của đội ngũ nhân sự, nhận diện lại cụ thể từng cá nhân, từng phòng ban một và kết quả thu lại như thế nào so với mục tiêu để ra.

Hiệu quả công việc thường được đánh giá bằng công thức Kết quả đạt được / Mục tiêu. Khi rà soát hiệu quả công việc, nhà quản trị sẽ biết được nhân viên có hoàn thành đúng việc, đúng thời hạn và tạo ra được nhiều giá trị tối ưu hay không. Từ đó có thể căn cứ để điều chỉnh kế hoạch, mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn.

Người làm HRBP có thể dựa trên các phương pháp quản trị mục tiêu như KPIs, BSC, OKRs,... để đánh giá, rà soát hiệu quả công việc. Hiện nay, OKRs là phương pháp được các nhà quản trị đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất, tối ưu nhất trong việc kiểm soát và quản trị hiệu suất làm việc của nhân viên, khai mở tiềm năng của tổ chức.

2. Đánh giá lại vị trí thiết yếu của doanh nghiệp

Một khi đã nắm được hiệu quả công việc, HRBP cũng cần phải nhìn nhận, đánh giá, xác định lại đâu là những vị trí thiết yếu của doanh nghiệp và ai là người nắm giữ vị trí đó? Chi phí chi trả lương bổng cho từng vị trí trong công ty là bao nhiêu? Những vị trí quan trọng thiết yếu đó đang chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng chi phí ngân sách nhân sự?

HRBP cũng cần phải nắm rõ được mục tiêu mà công ty hướng tới nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế. Sau khi nắm bắt được mục tiêu kinh doanh rõ ràng, người làm HRBP phải lên giải pháp theo từng giai đoạn một. Những giai đoạn đó bao gồm: 

- Làm việc với bộ phận tuyển dụng để chọn ra những vị trí tuyển dụng trong tương lai thực sự cần thiết và phù hợp với tình hình kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp.

- Xác định ngay những bộ phận không tạo ra kết quả làm việc trong khoảng thời gian vừa qua nhằm tạo ra sự rõ ràng trong khâu cắt giảm nhân sự.

- Chọn lựa những vị trí kém quan trọng hoặc nhu cầu nhân sự cho vị trí này không cấp bách.

3. Lên kịch bản truyền thông

Người làm HRBP trong thời gian nhạy cảm này cũng phải chủ động lên kịch bản truyền thông công khai và truyền thông nội bộ cho tất cả phòng ban, nhân viên. Điều này rất cần thiết vì đây là thời điểm tâm lý của những nhân sự ở lại sẽ bị tác động mạnh mẽ. Không chỉ là vì những đồng nghiệp đã bị cắt giảm, thiếu niềm tin vào việc kinh doanh của doanh nghiệp và vì họ phải làm thêm những phần việc của đồng nghiệp khác trong khi lương thưởng không được tăng.

lên kịch bản truyền thông

Ngoài ra, nhà đối tác nhân sự cũng cần phải xác định các kịch bản quản lý phương diện khủng hoảng truyền thông. Trong thời đại hiện nay, khi công nghệ, mạng xã hội phát triển, thông tin sẽ thiếu tính chính xác, gây nhiễu loạn có thể ập đến với doanh nghiệp, đặc biệt hiểm họa truyền thông đến từ nội bộ khi nguồn nhân sự bị cắt giảm.

Vì vậy, khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, HRBP cần phải làm việc với các phòng ban khác, quản lý cả truyền thông để tránh trường hợp khủng hoảng kinh tế sẽ dẫn theo khủng hoảng truyền thông, làm xấu hình ảnh mà doanh nghiệp gây dựng.

THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI 50% KHÓA HỌC TẠI ĐÂY