NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HRBP Ở VIỆT NAM

NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HRBP Ở VIỆT NAM

HRBP Toàn tập

Mô hình nhân sự HRBP mới được đưa vào Việt Nam trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, vì còn khá mới mẻ nên nhiều doanh nghiệp gặp lúng túng trong quá trình triển khai. 

Mô hình Đối tác kinh doanh nhân sự HRBP cho phép đội ngũ nhân sự tham gia sâu vào các hoạt động kinh doanh chứ không chỉ đảm nhận những công việc văn phòng, hậu cần. Nhờ vậy, nhân sự có thể tham gia sâu rộng hơn vào công việc tư vấn chiến lược nguồn nhân sự và cung cấp giải pháp nhân sự để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Từ những lợi ích trên có thể thấy mô hình đối tác kinh doanh nhân sự có nhiều ưu điểm so với mô hình nhân sự truyền thống. 

Mặc dù vậy, cho đến tận bây giờ, dù đã được các công ty và tập đoàn lớn ở Việt Nam triển khai, nhưng đây vẫn là câu chuyện còn khá mới mẻ. Các doanh nghiệp vẫn chưa nhìn nhận đúng đắn vai trò, giá trị mang lại của mô hình HRBP này để triển khai một cách hiệu quả.

Vấn đề lớn nhất khi triển khai mô hình nhân sự HRBP ở Việt Nam là các doanh nghiệp chưa nhìn nhận đúng vai trò, giá trị cũng như đóng góp của đội ngũ nhân sự đến lợi nhuận/ thành công của công ty.

Từ trước đến nay, một lối mòn suy nghĩ cũ kỹ của các CEO, BOD là nhân sự chỉ đảm nhiệm các công việc văn phòng liên quan đến hoạt động hành chính, chuyên lo các công việc tuyển dụng, tính toán lương bổng, cung cấp các khóa đào tạo, xử lý kỷ luật, đồng thời cũng phụ trách hỗ trợ những việc hành chính khác. 

Nhưng đây không phải là tất cả vai trò của người làm nhân sự. Nhân sự không chỉ là người hỗ trợ khi cần mà phải trở thành người đồng hành, người lãnh đạo. Người nhân sự không chỉ thực hiện công việc “bếp núc”, hậu cần mà phải ngồi cùng bàn, cùng thảo luận ban BOD để đề ra chiến lược nhân sự hợp lý để cùng các bộ phận đạt được mục tiêu. 

Điều này đòi hỏi những người làm nhân sự phải bước ra khu vực hậu cần để nhận trách nhiệm và vai trò mới. Phải là người hiểu doanh nghiệp, vấn đề của doanh nghiệp đang gặp phải để cùng doanh nghiệp tháo gỡ. Nhân sự phải đi thực địa, gặp khách hàng, đi thị trường để hiểu doanh nghiệp của mình đang gặp khó khăn gì, khách hàng cần gì…  Khi hiểu rõ vấn đề, thì đề ra các chiến lược nhân sự hiệu quả để giúp các bộ phận khác hoàn thành mục tiêu. 

Vấn đề thứ hai là các doanh nghiệp chưa trao quyền triệt để cho đội ngũ nhân sự HRBP vì vậy mà họ chưa phát huy hết được vai trò của mình. Sai lầm của các doanh nghiệp là chỉ chuyển đổi nhân sự HRBP về mặt hình thức mà chưa thực sự trao trách nhiệm và quyền lợi cho họ. Vì bộ phận HRBP là cầu nối  giữa Nhân viên các bộ phận/nhánh business với các nhóm chức năng của HR (Tuyển dụng, Đào tạo, C&B,…) nên họ phải thực sự có 2 quyền chính sau: 

Quyền thứ nhất là lập và quản lý ngân sách nhân sự của business/ bộ phận phụ trách. Quyền thứ hai là được tham gia trực tiếp vào các hoạt động của Bộ phận để hiểu rõ tính chất công việc, tình hình hoạt động kinh doanh của business. Người làm HRBP đúng nghĩa sẽ không tham gia vào công việc đào tạo, tuyển dụng, hay C&B nhưng làm rất nhiều các công việc của OD (Organizational Development). 

Ví dụ, họ không tham gia vào công việc tuyển dụng ứng viên trực tiếp nhưng sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ vị trí công việc cần tuyển chính xác sẽ làm gì, yêu cầu chi tiết như thế nào, tính chất công việc ra sao, tìm người ở đâu…  Họ sẽ cùng Hiring Manager giúp người tuyển dụng đánh giá sự phù hợp của ứng viên. Họ sẽ không làm việc trực tiếp với Agency nhưng sẽ cùng bộ phận tuyển dụng, đào tạo mở các lớp coaching/chương trình đào tạo để đào tạo cho nhân viên vì họ là người biết rõ nhất bộ phận họ phụ trách cần gì và lộ trình thăng tiến như thế nào.

Vấn đề thứ ba trong việc triển khai mô hình HRBP ở Việt Nam là sự hạn chế về chương trình đào tạo lộ trình để trở thành HRBP chuyên nghiệp. Dù nhu cầu nhân lực HRBP tăng cao, nhưng thực tế có rất ít thông tin về chương trình đào tạo, giảng dạy về lĩnh vực nhân sự này. Người học HRBP cũng chưa được đào tạo để hiểu một cách đầy đủ về năng lực, trách nhiệm cũng như công việc của một HRBP. 

Được biết ở Việt Nam, mô hình đào tạo nhân sự HRBP được Học viện Link Power triển khai đầu tiên trên cả nước. Với khóa học này, học viên sẽ có cái nhìn đầy đủ về vai trò, phẩm chất, năng lực của một nhân sự HRBP chuyên nghiệp. Chương trình đào tạo theo các cấp độ từ HRBP Specialist, HRBP Supervisor cho đến HRBP Manager. Đây là các chương trình được đào tạo theo chuẩn quốc tế. 

Qua khóa học, học viên có thể hiểu rõ vai trò và chuỗi giá trị của doanh nghiệp, đồng thời có thể lên được chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

>> Hiện tại, Link Power đang có các chương trình học Online -Offline với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Nhanh tay đăng ký ngay để được tư vấn về các Khóa Học HRBP