NHỮNG LÝ DO KHIẾN NHIỀU DOANH NGHIỆP TRIỂN KHAI KPIs THẤT BẠI

NHỮNG LÝ DO KHIẾN NHIỀU DOANH NGHIỆP TRIỂN KHAI KPIs THẤT BẠI

Quản lý thành tích

KPIs là công cụ quản trị mục tiêu đang được phần lớn các doanh nghiệp sử dụng ngày nay. Một hệ thống KPI hiệu quả dựa trên rất nhiều yếu tố. Việc thiết lập KPIs không dễ dàng, và trong quá trình đó, doanh nghiệp dễ đối mặt với các sai lầm dưới đây:

1. Triển khai KPIs mang tính chất 1 chiều hoặc máy móc

Ngày nay, phần đa các doanh nghiệp triển khai KPIs thường kết hợp với thẻ điểm cân bằng BSC trên nền tảng 4 yếu tố: mục tiêu liên quan đến tài chính, mục tiêu liên quan đến khách hàng, mục tiêu liên quan đến quy trình, mục tiêu liên quan đến học hỏi và phát triển. Qua đây, các doanh nghiệp thường sẽ truyền thông nội bộ toàn bộ mục tiêu này từ cấp lãnh đạo xuống các phòng ban, đơn vị tới các vị trí. Điều này sẽ dẫn đến việc chưa phát huy được giá trị, nguyên tắc của KPIs và BSC khi kết hợp chúng với nhau.

Bản chất “cân bằng” của KPIs khi kết hợp với BSC sẽ ưu tiên cân bằng các nguồn lực, ví dụ như nguồn lực về tài chính, nguồn lực về khách hàng, nguồn lực về quy trình hay nguồn lực về học tập và phát triển để đảm bảo doanh nghiệp luôn phát triển hài hòa, tránh trường hợp “thắt nút cổ chai” vì chạy theo một mục tiêu mà lại hy sinh những yếu tố khác.

2. Chưa liên kết với các mục tiêu chiến lược 

Việc tập trung quá nhiều về xây dựng KPIs cho mỗi cá nhân đôi khi sẽ dẫn đến hệ quả không đạt được mục tiêu cốt lõi của mỗi bộ phận/ vị trí. Cụ thể hơn, việc xây dựng và đánh giá KPI không ăn khớp với những mục tiêu cụ thể có thể khiến doanh nghiệp lãng phí nguồn lực và tài nguyên, đồng thời không đem lại kết quả như kỳ vọng.

3. Chưa có tính trách nhiệm khi triển khai KPIs

Một vấn đề đáng lưu tâm khác khiến doanh nghiệp không thể triển khai KPIs hiệu quả đó là không có sự rõ ràng ai sẽ chịu trách nhiệm khi triển khai KPIs. Phần lớn các doanh nghiệp đã và đang có xu hướng giao phần trách nhiệm quản lý KPIs cho bộ phận nhân sự. Tuy nhiên, người quản trị nhân sự lại thiếu đi một yếu tố quan trọng đó là việc thấu hiểu các hoạt động, các giá trị cốt lõi của từng bộ phận của doanh nghiệp

Dựa theo số liệu thống kê về "Thực trạng ngành OKR năm 2023", có đến 67% dân số đáng kinh ngạc khi liên tục coi "lãnh đạo kém""văn hóa kém" là rào cản lớn nhất trong việc thực hiện OKR vào năm 2023 và 2022. 

Trong đó:

  • Tính "thiếu kỷ luật" năm 2023 tăng 20.2% và 2022 là 19.35%
  • Sự "thiếu minh bạch" cũng được cho là rào cản lớn hơn khi mà năm 2023 là 13.2% còn 2022 là 13.55%.

4. Đã thiết lập KPIs nhưng không vận hành

Đây là vấn đề thường gặp trong các doanh nghiệp. Đó là đã thiết lập KPIs nhưng không xem xét, đo lường theo hàng tháng, hàng quý thường xuyên.. Đây là một việc rất quan trọng để giúp doanh nghiệp đánh giá lại rằng có đang triển khai KPIs theo đúng hướng hay chưa.

Các nhận định trên được trích dẫn từ Webinar "KPIs CHO DOANH NGHIỆP - 03 SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI". Hãy theo dõi tin tức từ Link Power cập nhật các chương trình sắp đến. Nếu bạn đang quan tâm đến các có khóa học/chương trình đào tạo quản trị nhân sự, quản lý hiệu suất,... hoặc có nhu cầu về dịch vụ tư vấn chuyên sâu cho doanh nghiệp, hãy để lại thông tin bên dưới, đội ngũ Link Power sẽ liên hệ đến bạn sớm nhất!