Ngạch lương là gì? là một trong những thắc mắc hàng đầu của người lao động khi làm việc tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu được điều này, Link Power sẽ giúp quý vị giải đáp được toàn bộ các thắc mắc trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé.
Ngạch lương là gì? Có tác dụng gì đối với các doanh nghiệp?
Hiểu đúng về ngạch lương
Trong một bảng lương, ngạch lương là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu. Có thể hiểu, ngạch lương ở đây là một cơ sở để phân biệt trình độ cũng như vị trí làm việc của các cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Ngạch lương của mỗi cán bộ, nhân viên là không giống nhau nên mức lương của mỗi người vì thế cũng khác nhau.
Dựa trên các chức danh, nhóm chức danh và công việc của các cá nhân, kế toàn sẽ xây dựng ngạch lương sao cho phù hợp nhất.
Công dụng của ngạch lương
Biết ngạch lương là gì thôi chưa đủ, bạn cần phải hiểu được cả tác dụng to lớn mà nó mang lại cho các doanh nghiệp. Đây không chỉ là cơ sở để tính lương mà còn rất nhiều những tiện ích khác, có thể kể đến như:
- Hỗ trợ kế toán tính lương nhanh chóng, tránh các sai sót. Các thông số có thể tính thông qua ngạch lương bao gồm hệ số lương, tính các trợ cấp, mức lương cơ bản, lương thâm niên, thưởng,...
- Thông qua ngạch lương, doanh nghiệp cũng có thể nhìn nhận và đánh giá được trình độ chuyên môn của người lao động.
- Giúp đánh giá khách quan hơn về công việc, thành quả lao động của các nhân viên. Mức lương của người cao hơn luôn là người có ngạch cao tương đương bởi mức độ hoàn thành công việc cũng như tốc độ giải quyết.
- Ngạch lương cũng là một phương tiện giúp tạo động lực cho các cán bộ, công nhân viên có sự cố gắng làm việc để phát huy các khả năng và có cơ hội được tăng ngạch cho bản thân. Như vậy, vừa cải thiện được thu nhập vừa mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Các quy định về ngạch lương mà bất cứ HR nào cũng nên biết
Ngạch lương được quy định bởi Pháp luật, đối tượng lao động khác nhau sẽ có cách tính ngạch khác nhau. Cụ thể được chia ra như sau:
Tại các công ty, doanh nghiệp tư nhân
Các cá nhân, nhân viên ở vị trí khác nhau sẽ được tính ngạch lương khác nhau sao cho tương ứng với trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ở mỗi doanh nghiệp cũng sẽ có những quy định riêng nên kéo theo cách tính cũng không giống nhau.
Dựa trên khả năng làm việc cũng như các yếu tố trong công việc, ngạch lương của nhân viên có thể được tăng lên hoặc giảm đi. Tất cả đều được quyết định dựa vào quá trình trước đó bạn đã làm việc, thể hiện bản thân ra sao.
Đối với cán bộ Nhà nước
Ngạch lương được quy định rõ trong thông tư của Bộ Nội vụ. Cụ thể sẽ áp dụng Bảng 2 (Nghị định 204) với các ngạch công chức như sau:
- Chuyên viên cao cấp áp dụng ngạch công chức A3.
- Chuyên viên chính áp dụng ngạch công chức loại A2.
- Chuyên viên áp dụng công chức loại A1.
- Cán sự áp dụng công chức loại A0.
- Nhân viên áp dụng công chức loại B.
Các công chức đang giữ các ngạch công chức chuyên ngành hành chính khi áp dụng theo quyết định 414/TCCP-VC sang ngạch công chức chuyên ngành mới được quy định tại Thông tư 11/2014 sẽ được chuyển ngạch xếp lương như sau:
Với ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên:
Được bổ nhiệm ở ngạch nào tiếp tục xếp lương theo ngạch đó.
Với ngạch cán sự, dựa trên bằng cấp sẽ được xếp lương khác nhau
- Công chức tốt nghiệp trình độ cao đẳng phù hợp với các vị trí công việc đang làm được bổ nhiệm vào ngạch cán sự, nếu đang xếp lương theo công chức loại A0 thì sẽ tiếp tục ở mức lương đó. Còn nếu đang xếp lương theo loại B thì được xếp lại lương theo hướng dẫn.
- Trường hợp công chức chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng mà phù hợp với vị trí công việc đang làm nhưng đã được bổ nhiệm vào ngạch cán sự và đang xếp lương loại B thì sẽ tiếp tục ở mức lương này trong thời hạn 6 năm.
Với ngạch nhân viên
- Các đối tượng đảm nhiệm vị trí công chức thừa hành, phục vụ đã được tuyển dụng làm công chức theo quy định, có bằng trung cấp trở lên sẽ tiếp tục được xếp lương loại B nếu đang giữa mức này.
- Nhân viên lái xe cơ quan phải có bằng lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp, được xếp lương nhân viên lái xe của bảng 4 trong Nghị định 204.
- Công chức chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với vị trí, công việc đang làm sẽ được tiếp tục xếp lương theo ngạch nhân viên hiện hưởng tại Bảng 4 trong Nghị định 204 và có thời gian kéo dài 6 năm.
Tại các cơ quan nhà nước, công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện dưới đây:
- Hoàn thành nhiệm vụ tốt trong vòng 3 năm liên tiếp, có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, không bị thi hành kỷ luật.
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đảm nhận được vị trí làm việc tương ứng với ngạch công chức cao hơn.
- Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ cũng như các yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ khi đăng ký dự thi.
Người dự thi đạt được yêu cầu và trúng tuyển sẽ cần phải đạt được các yêu cầu:
- Tham gia đầy đủ tất cả các loại bài thi
- Điểm tối thiểu của mỗi loại bài thi phải đạt trên 50 điểm trên thang điểm 100.
- Mỗi lần nâng ngạch sẽ có chỉ tiêu về số lượng nhất định. Dựa vào chỉ tiêu, điểm số sẽ được xếp từ cao xuống thấp, có nghĩa là tổng điểm các bài thi càng cao thì cơ hội trúng tuyển nâng ngạch cũng càng cao.
- Về kết quả thi nâng ngạch, sẽ không được bảo lưu mỗi năm.
Bài viết đã cung cấp các thông tin nhằm giải đáp ngạch lương là gì, hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về yếu tố này trong bảng lương. Nếu bạn đang có ý định nâng ngạch lương lên một mức tốt hơn hiện tại, hãy đảm bảo nắm vững được các quy định bên trên nhé! Chúc bạn thành công!