EMPLOYER BRANDING LÀ GÌ? XU THẾ MỚI THU HÚT NHÂN TÀI

EMPLOYER BRANDING LÀ GÌ? XU THẾ MỚI THU HÚT NHÂN TÀI

HR General - Nhân sự tổng hợp

Thuật ngữ Employer Branding được ra đời từ những năm 1990 và được sử dụng như một “vũ khí” dùng để “chiến đấu” trên chiến trường tuyển dụng ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, ở thị trường tuyển dụng Việt Nam thuật ngữ Employer Branding (xây dựng thương hiệu tuyển dụng) còn quá mơ hồ và chưa được áp dụng phổ biến. Hôm nay Link Power sẽ giúp bạn hiểu rõ tất tần tật về các câu chuyện thương hiệu của nhà tuyển dụng. 

1. Employer Branding là gì?

Employer Brand được hiểu theo hướng đơn giản nhất là thương hiệu của nhà tuyển dụng.Tất cả các ấn tượng của ứng viên hoặc talent cảm nhận về môi trường làm việc của doanh nghiệp. Bắt đầu từ lúc các nhân viên nhân sự đăng tin tuyển dụng, đưa ra mô tả công việc, tiếp nhận hồ sơ xin việc của ứng viên, cách giao tiếp trong quá trình phỏng vấn và cho đến khi vào làm chính thức. Nói một cách khác, employer brand là cảm nhận của mọi người về giá trị của công ty. 

Từ đó ta có thể thấy được rằng Employer Branding là cách xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng. Đó là tất cả những việc vô tình hoặc cố ý thực hiện để truyền tải thông điệp, hình ảnh, tính chất đặc trưng của doanh nghiệp tới ứng viên và talent. 

Ở đây tại sao nói vô tình hay cố ý, bởi vì không doanh nghiệp nào có thể quản lý được cảm xúc của cộng đồng và xã hội và mọi cảm nhận đều thông qua các hoạt động thực tế mà ứng viên được trải nghiệm. 

2. Tại sao Employer Branding lại quan trọng ? 

Quan sát môi trường làm việc hằng ngày của dân HR ta có thể thấy rằng tuyển dụng bình thường, tìm được người phù hợp với vị trí của công ty là một điều không hề dễ dàng và để giữ chân họ thì càng khó hơn. Đặc biệt, trong những năm gần đây, lực lượng lao động chính của thị trường Việt Nam đang dần chuyển sang thế hệ mới ( Generation Z), đây là thế hệ vô cùng đặc biệt. Những chính sách lương thưởng, đãi ngộ bình thường hầu như không còn thu hút họ nhiều nữa do có nhiều công ty thực hiện và không có quá nhiều khác biệt. Do đó, doanh nghiệp muốn mình trở thành cái tên nổi bật, sự lựa chọn đầu tiên trong “rừng tuyển dụng” thì phải làm cho mình khác biệt, xây dựng được thương hiệu tuyển dụng uy tín. 

a. Tuyển dụng hiệu quả

Một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tuyển dụng hiệu quả và là nơi thú hút nhân tài đến mình. Khi đó doanh nghiệp không cần bỏ quá nhiều thời gian và chi phí để đi tìm ứng viên, chủ động tuyển dụng những nhân tài phù hợp nhất và hòa hợp với văn hóa làm việc sẵn có.Quá trình tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn khi thương hiệu của doanh nghiệp đã quen thuộc với các ứng viên tiềm năng. Một thương hiệu nhà tuyển dụng vững chắc, khác biệt và nổi bật sẽ giúp bạn thu hút và giữ chân các tài năng hàng đầu - đặc biệt là các ứng viên trẻ.

b. Văn hóa doanh nghiệp

Khi nói đến thương hiệu nhà tuyển dụng phải nhắc đến văn hóa công việc. Bằng cách tạo ra văn hóa làm việc tích cực, doanh nghiệp có thể định hình nhận thức của các ứng viên về thương hiệu nhà tuyển dụng của công ty. Những chính sách khen thưởng khi đạt thành tích cao, chính sách đãi ngộ, lương thưởng quan tâm đến người nhà nhân viên, giúp nhân viên cân bằng được giữa cuộc sống cá nhân và công việc ( Work life balance),hợp nhất được mục tiêu cá nhân và mục tiêu lớn của doanh nghiệp sẽ đóng góp phần xây dựng được thương hiệu tuyển dụng khỏe và uy tín.

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy rằng những nhân viên nhận được sự hỗ trợ từ doanh nghiệp sẽ gắn kết hơn, có mức độ hài lòng cao hơn, dẫn đến hiệu suất làm việc tốt hơn. Văn phòng mở hiện đại, cơ sở vật chất giải trí và các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên - tất cả điều này sẽ giúp tăng nhận thức về văn hóa công sở, tiếp tục định hình ý tưởng của ứng viên về thương hiệu của nhà tuyển dụng

c. Nhân viên trở thành đại sứ thương hiệu

Cách truyền thông hình ảnh, thông điệp uy tín của thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả nhất chính là nhân viên của họ. Liệu nhân viên của doanh nghiệp bạn đã sẵn sàng đi giới thiệu về bạn chưa, họ có cảm thấy tự hào khi nhắc đến thương hiệu doanh nghiệp của bạn?. Khi doanh nghiệp đã có thương hiệu tuyển dụng thì nhân viên sẽ tự động giới thiệu bạn bè quen biết …tới ứng cử các vị trí còn thiếu. Nhân viên càng nhận xét tích cực về công ty trên facebook, zalo, forum… nào đó thì cơ hội tìm được ứng viên tiềm năng cao hơn, đồng thời việc này còn giúp tăng nhận diện thương hiệu, và tạo hiệu ứng dây chuyền, giúp tăng doanh số bán hàng. Thêm nữa, những đánh giá, nhận xét của nhân viên là nguồn thông tin giá trị nhất cho quá trình sàng lọc doanh nghiệp của ứng viên.

Một ví dụ điển hình là nhân viên của Shopee thường xuyên sử dụng Tik Tok để quảng bá về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, cơ sở vật chất và trả lời các câu hỏi liên quan về doanh nghiệp. Với trào lưu đó, Việc làm ở shopee được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và săn đón, sẵn sàng bổ sung những điều kiện cần và đủ để có thể apply vào Shopee. Và nhà tuyển dụng không cần tốn quá nhiều chi phí, công sức thời gian để tìm kiếm nhân tài mà nhân tài tự hội tự về Shopee.

d. Khách hàng của thương hiệu tuyển dụng

Ở mặt khác của vấn đề,khách hàng của thương hiệu nhà tuyển dụng là những ứng viên, talent (người làm thuê). Họ rất khác với khách hàng mua sản phẩm của công ty. Ngoài uy tín của thương hiệu công ty họ còn nhiều mong muốn và nhu cầu khác nhau. 

Nhân viên dù ở bất kỳ công ty nào cũng đều mong muốn một môi trường làm việc hội đủ những điều kiện về thu nhập lẫn phát triển nghề nghiệp. Nhưng thật hiếm nơi đáp ứng được tiêu chí để họ cảm thấy nơi đó họ có thể thoải mái luôn là chính mình.

Khi họ đã thấy cá nhân họ chính là một phần không thể thiếu của công ty. Nếu làm được điều này, thương hiệu nhà tuyển dụng chắc chắn là một địa chỉ vô cùng hấp dẫn. Và theo quy luật hấp dẫn, thương hiệu công ty sẽ được thơm lây rất nhiều.

3. Ai là người xây dựng thương hiệu doanh nghiệp?

Khi nhắc đến việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng có lẽ chúng ta “gọi hồn” bộ phận nhân sự (HR) đầu tiên và họ chịu trách nhiệm chính, tuy nhiên không phải chúng ta muốn đưa cái gì ra cũng được.Thương hiệu tuyển dụng là những gì bạn đang thực sự có. Và thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp được định hình bởi không chỉ HR mà còn từ rất nhiều con người khác của tổ chức.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng:

Người sáng lập công ty: Có thể là chủ doanh nghiệp hoặc ban lãnh đạo những người đưa ra tầm nhìn dài hạn, chiến lược phát triển của công ty. 

Đội ngũ nhân sự(HR): Thiết lập quan hệ thân thiết, cởi mở giữa các nhân sự công ty và xây dựng những chính sách nhân sự phù hợp. Đây là bộ phận ứng viên sẽ tiếp xúc nhiều nhất và có nhiều cảm nhận nhất.

Bộ phận Marketing truyền thông: Là nơi truyền tải thông điệp, hình ảnh đặc trưng của công ty đến với bên ngoài thông qua các kênh truyền thông để tạo ấn tượng tốt cho khách hàng. 

Nếu từng bộ phận lên ý tưởng xây dựng thương hiệu riêng lẻ thì chắc chắn một thương hiệu  nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ hoàn thành được. Một ví dụ điển hình như team Marketing mong muốn nơi làm việc thật thoải mái, có thể lựa chọn outfit tự do, không bấm tay checkin, nơi nghỉ ngơi đầy đủ tiện nghi. Nhưng cấp quản lý và ban lãnh đạo không muốn thực hiện, hay HR cho rằng điều đó không phù hợp thì việc xây dựng thương hiệu đó sẽ không bao giờ xảy ra. 

Do đó, ta thấy được rằng việc xây dựng thương hiệu nhà quảng cáo không chỉ riêng 1 bộ phận hay một cá nhân nào thực hiện mà nó phải được phối hợp chặt chẽ từ tất cả các khâu. 

Một môi trường làm việc gắn kết thân thiện hiện đại là nền tảng tạo ra sự hài lòng của nhân viên. Khi nhân viên hài lòng, chắc chắn chất lượng công việc của họ sẽ góp phần quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng, đến lượt nó, là yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh thương hiệu của công ty.