COST PER HIRE LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHI PHÍ TUYỂN DỤNG

COST PER HIRE LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHI PHÍ TUYỂN DỤNG

HR General - Nhân sự tổng hợp

 

Cost per hire là một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả tuyển dụng vô cùng chi tiết và hữu dụng. Có thể nói, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu cần phải chú ý đến khi doanh nghiệp tiến hành tuyển dụng. Vậy nó là gì và cần dựa trên những tiêu chí nào để đánh giá được chính xác nhất? Cùng Link Power khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Cost per hire là gì?

Cost per hire được hiểu đơn giản là chi phí tuyển dụng. Đây là một giá trị kinh tế và nó được đặt lên trên cả tổng đầu tư tài chính mà một đơn vị công ty, doanh nghiệp đầu tư để thu hút và tuyển dụng nhân viên mới. 

Có thể nói, chi phí tuyển dụng chính là một chuẩn mực cho việc tổ chức các hoạt động tuyển dụng đang diễn ra. Điều đó không đồng nghĩa với việc đánh giá được mức độ thành công hay thất bại trong quá trình tuyển dụng của đội ngũ Hành chính Nhân sự. 

I. Chi phí tuyển dụng bao gồm những hạng mục chi phí nào?

1. Chi phí trực tiếp 

Chi phí tuyển dụng trực tiếp phụ thuộc nhiều vào ngành nghề và vị trí công việc, cũng như yêu cầu công việc. Ở mỗi vị trí, luôn luôn cần thiết phải đòi hỏi chi phí đầu tư cho các buổi tuyển dụng, đào tạo có tỉ lệ thuận với nhau. 

Những ngành đòi hỏi đội ngũ nhân sự lớn và đào tạo liên tục và có sự đào thải mạnh mẽ tạo nên một vòng tuần hoàn tuyển dụng sẽ khiến chi chi phí tăng cao đáng kể. 

2. Chi phí quảng cáo tin tuyển dụng 

Việc quảng cáo tin tuyển dụng còn là một hình thức để quảng bá thương hiệu khá hiệu quả. Đây là công đoạn mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng cần phải thực hiện để đảm bảo được quy trình, tối ưu chi phí và phát triển thương hiệu tốt hơn. 

3. Chi phí phỏng vấn ứng viên qua đơn vị thứ 3 

Trong trường hợp doanh nghiệp tuyển dụng không hiệu quả, thông thường sẽ có phương án hợp tác và làm việc với các đơn vị hỗ trợ tuyển dụng. Chi phí tuyển dụng được đánh giá chính xác nhất thông qua chất lượng ứng viên cũng như thời gian tuyển dụng của đơn vị hợp tác. Từ đó, có thể cân đối ngân sách sao cho phù hợp cho cả hai bên. 

Tuy nhiên, dù vậy vẫn cần xác định tư tưởng là việc tuyển dụng gián tiếp qua đơn vị hợp tác vẫn cần có thời gian và chi phí. Sở dĩ vậy bởi để tuyển được một ứng viên đáp ứng tốt mọi yếu tố là điều không hề dễ dàng. 

4. Chi phí đào tạo nhân viên mới 

Thực tế, đây vẫn là chi phí nằm trong hạng mục tuyển dụng. Ứng viên sau khi được nhận, vẫn sẽ được trả lương trong khi họ chưa trực tiếp làm việc ngay mà cần phải tham gia các buổi đào tạo. 

II. Ý nghĩa của chỉ số đo lường Cost per hire 

Đối với mỗi cá nhân sẽ luôn có cách làm việc riêng dựa trên điểm mạnh, tính cách của riêng họ. Từ đó, kế hoạch tiếp cận cũng sẽ khác nhau khiến cho chi phí tuyển dụng là không giống nhau. 

Dựa trên định hướng của doanh nghiệp mà sẽ khoanh vùng những ứng viên có cùng chung tầm nhìn thì khả năng phát triển sẽ tốt hơn cả. Muốn vậy, bộ phận tuyển dụng cần thiết phải có cách thức để thu hút sự chú ý của họ, thuyết phục họ đến làm việc cho mình. 

Tiến hành đo đạc và cân đối chi phí cho mỗi lần tuyển dụng là cần thiết để nắm được trung bình mỗi một ứng viên phải chi trả bao nhiêu. Tuy nhiên, chi phí ở mỗi thời điểm có thể là khác nhau. Đặc biệt, giữa các vị trí tuyển cũng sẽ có sự thay đổi và chênh lệch nên việc đo đạc chi phí tuyển dụng rất quan trọng.

Khi đo lường được cost per hire, trước hết sẽ giúp bộ phận tuyển dụng có được cái nhìn tổng quan nhất về số tiền đang tiêu. Từ đó, có cách thực hiện tối ưu chi phí một cách tốt hơn, mang lại khởi sắc cho công ty, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo nâng cao hiệu quả cuối cùng. 

Muốn tuyển dụng hiệu quả và được những ứng viên tài năng, nếu không quan tâm đến chi phí rất có thể sẽ bị rơi vào guồng xoáy. Mải mê đi tìm kiếm nhân tài mà bỏ quên mất rằng mình vẫn đang phải mất tiền cho mỗi một ứng viên.

Tóm lại, nếu không ghi chép và theo dõi Cost per hire một cách chi tiết và hiệu quả sẽ giúp Nhân sự tuyển dụng nắm bắt và xác định được tổng quan hơn ở một số khía cạnh dưới đây:

  •  Nhận ra vấn đề, phát hiện lỗ hổng đầu tư chi phí nhưng không mang lại hiệu quả và có hướng khắc phục phù hợp. 
  • Cốt lõi tiêu hao chi phí tuyển dụng đang nằm ở đâu?
  • Khả năng tối ưu hóa chi phí trong quá trình tuyển dụng. 

Không những vậy, thông qua chi phí tuyển dụng này, theo thời gian đánh giá và so sánh, nhà tuyển dụng cũng có thể rút ra được tính hiệu quả của các công cụ cũng như kênh tuyển dụng đang được sử dụng. Từ đó, lại có những phương án mới cho những lần tuyển dụng sau, đảm bảo tối ưu thêm một lần nữa chi phí ở mức tốt nhất. 

III. Lưu ý để tuyển dụng nhân viên hiệu quả, tối ưu chi phí 

Để đạt được mục tiêu tuyển dụng đề ra và tối ưu được chi phí tuyển dụng một cách tốt nhất, đội ngũ tuyển dụng cần phải có phương pháp sao cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

1. Thứ nhất, lên quy trình tuyển dụng chi tiết 

Quy trình thực hiện tuyển dụng cần thiết phải chi tiết và rõ ràng. Từ đó, mới có thể tiếp cận và tìm ra được ứng viên phù hợp với vị trí đang khuyết. 

Đặc biệt, làm việc theo quy trình chính là cách tốt nhất tránh phạm phải sai lầm không đáng có. Dù mỗi đơn vị có quy mô, cơ cấu và các chính sách tuyển dụng khác nhau nhưng mục tiêu chung vẫn là tuyển dụng hiệu quả, tối ưu chi phí. 

2. Thứ hai, mô tả công việc cụ thể 

Bản mô tả sẽ giúp ứng viên hiểu rõ hơn về vị trí doanh nghiệp đang cần tuyển. Đồng thời, họ sẽ có sự tự đánh giá bản thân có phù hợp với công việc này không. Như thế, bộ phận tuyển dụng sẽ không cần mất thời gian, công sức để giải thích lại nội dung công việc trong buổi phỏng vấn. 

3. Thứ ba, liên kết với các trường đào tạo nhân lực

Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo nhân lực, đây là cơ hội giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm ra được nhân tài, có năng lực và chuyên môn cao. Từ đó, giảm thiểu được chi phí tuyển dụng cực kỳ đáng kể. 

4. Thứ tư, ứng dụng mạng xã hội để tuyển dụng

Việc ứng dụng mạng xã hội giúp đơn vị tuyển dụng dễ dàng tiếp cận đến nhiều ứng viên hơn. Nhiều người sử dụng mạng xã hội, thể hiện rõ được profile cá nhân với đầy đủ các thông tin tên tuổi, nghề nghiệp, sở thích… từ đó nhà tuyển dụng có thể thực hiện tuyển dụng hiệu quả. 

Một khi đã xác định được chi phí tuyển dụng và có cách thức để tối ưu, chắc chắn hiệu quả tuyển dụng sẽ tăng lên đáng kể mà chi phí lại được giảm thiểu. Hãy nắm chắc những thông tin này và ứng dụng nghiêm túc để thấy được tính hiệu quả của nó khi tuyển dụng.