8 BƯỚC ĐỂ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

8 BƯỚC ĐỂ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

L&D

Việc xây dựng, thiết kế chương trình đào tạo tại các doanh nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến và đóng góp quan trọng hơn không những tại các doanh nghiệp lớn mà còn phải kể đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo một nghiên cứu của Hiệp hội ASTD viết tắt của Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ, thì có đến hơn 218% thu nhập và hiệu suất của nhân viên được tăng lên khi các doanh nghiệp sở hữu cho mình được một chương trình đào tạo bài bản, quy mô và có hệ thống ngay từ đầu. Ở chiều ngược lại, 40% khác nhân viên sẽ cảm thấy trì trệ trong công việc khi doanh nghiệp không thiết kế được chương trình đào tạo.

Vậy để có thể thiết kế được một chương trình đào tạo hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra ngay từ đầu thì tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủ những quy tắc gì và áp dụng ra làm sao? Hãy cùng Link Power tìm hiểu trong nội dung dưới đây!

Khái niệm 

Thiết kế chương trình đào tạo là quá trình lên kế hoạch phát triển và triển khai các hoạt động đào tạo, giáo dục cho cá nhân, tập thể hoặc tổ chức nhằm phát triển các kỹ năng, kiến thức hay hành vi theo một mục tiêu nhất định. Để có thể thiết kế một chương trình đào tạo đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả và tối ưu nhất, người làm l & d cần xác định và tuân thủ cho mình những bước sau:

1. Xác định nhu cầu đào tạo

Việc tiên quyết và gần như quan trọng nhất để có thể thiết kế được một chương trình đào tạo hiệu quả và gần như để một chương trình đào tạo được hiệu quả thì tổ chức cần phải xác định được mục tiêu chiến lược đào tạo ngay từ đầu. Xác định rõ các kỹ năng và kiến thức cần thiết để trau dồi cho nhân viên, những lỗ hổng mà nhân viên cần được bù đắp trong quá trình đào tạo qua việc testing hoặc lên bản đánh giá dựa theo từng chỉ số năng lực hiện tại của nhân viên.

2. Xác định mục tiêu đào tạo

Xác định mục tiêu đào tạo ngay từ đầu giúp doanh nghiệp đúng hướng hơn về lâu về dài. Đây sẽ là bộ khung để vạch ra được hướng đi của cả chương trình đào tạo. Kết quả đào tạo sẽ được cho là thành công khi nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ, task và công việc mà họ được đào tạo. Một mục tiêu chuẩn là một mục tiêu cần được xác định rõ ràng, đo lường được, mang tính khả thi, phù hợp và thời hạn theo chuẩn SMART:

  • SPECIFIC - Mục tiêu đặt ra nhất định phải cụ thể, dù là lãnh đạo hay nhân viên đều có thể dễ dàng hiểu được
  • MEASURABLE - Mục tiêu đo lường được cụ thể là những con số
  • ACHIEVABLE - Mục tiêu phải khả thì và nằm trong khả năng của doanh nghiệp hay của chuyên gia đào tạo
  • REALISTIC - Mỗi mục tiêu đều phải xoay quanh tầm nhìn, định hướng chiến lược dài hạn của tổ chức, doanh nghiệp.
  • TIMETABLE – Mục tiêu cần có giới hạn thời gian, xác định rõ thời gian hoàn thành

3. Lựa chọn nội dung đào tạo

Nội dung đào tạo phù hợp là một nội dung phù hợp với mục tiêu đào tạo của tổ chức. Thông tin trong nội dung cần phải đảm bảo tính chính xác và cập nhật theo thời gian, hơn thế nữa phải mang tính thực tế và ứng dụng cao. Và để học viên có thể dễ dàng tiếp thu thì nội dung đào tạo cần được trình bày một cách khoa học và dễ hiểu.

>> Xem thêm: Các hình thức trainning phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay

4. Lựa chọn phương pháp giảng dạy

Việc lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp cũng giống như chọn một đôi dép cho học viên. Đôi dép vừa vặn thì người đi sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dàng tiếp thu hơn. Đặc biệt sau cùng vẫn là một phương pháp giảng dạy phải phù hợp với mục tiêu đào tạo.

Trong quá trình đào tạo cần đi kèm các phương pháp khác như giảng bài, thảo luận nhóm, thực hành, học qua dự án..vv để học viên tránh đi quá trình nhàm chán. Ngoài ra cũng cần các công cụ khác để bổ trợ như máy chiếu, bảng tương tác, video, thước...

5. Thiết kế tài liệu đào tạo

Cũng như việc giảng dạy của giáo viên dành cho học sinh tại các trường lớp. Thiết kế chương trình đào tạo tại doanh nghiệp cũng cần có được những phương tiện, tài liệu rõ ràng, ngắn gọn xúc tích và đặc biệt là phải dễ hiểu. Đây là phương tiện tiên quyết để quá trình đào tạo diễn ra dễ dàng và hỗ trợ cho người đào tạo.

Tài liệu sẽ bao gồm mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy và các tài liệu liên quan khác để tham khảo. Việc sử dụng tài liệu ở đây có thể là hình ảnh, biểu đồ hay sơ đồ...miễn sao học viên dễ hiểu nhất có thể, minh họa tốt cho các nội dung đào tạo.

6. Lựa chọn giảng viên

Để có thể có được hiệu quả và đạt được mục tiêu trong quá trình thiết kế một chương trình đào tạo hay trainning cho nhân viên mới thì người đứng đầu hay còn gọi là giảng viên giữ vai trò quan trọng và cần thiết. Một giảng viên cần có được những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuẩn bị đào đạo cho nhân viên của tổ chức.

Ngoài những kiến thức chuyên môn trên ngoài ra thì họ cần phải có thêm các kỹ năng giảng dạy, truyền tải thông điệp đến học viên của mình trên một tinh thần nhiệt tình và luôn cầu tiến.

7. Lập kế hoạch triển khai

Sau khi đã xác định được các nội dung, phương pháp hay giảng viên - người truyền tải thông điệp. Vấn đề tiếp theo là cần lên được một kế hoạch thiết kế chương trình đào tạo bài bản. Một kế hoạch bài bản là một bản kế hoạch có được thời gian và địa điểm đào tạo rõ ràng để có thể lên danh sách và thông báo đến các học viên cần được đào tạo.

Ngoài ra thì tài liệu, trang thiết bị, phương tiện đào tạo cũng cần phải được xác định từ những ngày đầu của kế hoạch. Từ đó phân công giảng viên sao cho phù hợp nhất với tổ chức.

8. Đánh giá hiệu quả đào tạo

Sau khi mọi thứ đã được diễn ra thì cần phải đánh giá lại các tiêu chí đề ra. Tiêu chí đầu tiên là phải đạt được mục tiêu đào tạo ngay từ đầu, sau đó là đến các phản hồi đánh giá từ các học viên tham gia chương trình đào tạo.

Ngoài ra, cần phải được mang tính ứng dụng và thực tế cao để nhân viên có thể áp dụng ngay vào công việc, vị trí của mình đang đảm nhận. Từ đó, tổ chức lọc ra cho mình những checklist, tiêu chí phù hợp để đánh giá cũng như điều chỉnh, cải tiến cho những lần đào tạo tiếp theo.

Lưu ý:

  • Thiết kế chương trình đào tạo là một quá trình cần được thực hiện một cách khoa học và bài bản.
  • Cần có sự tham gia của nhiều bộ phận trong tổ chức để xây dựng chương trình đào tạo hiệu quả.
  • Chương trình đào tạo cần được cập nhật thường xuyên để phù hợp với nhu cầu của tổ chức và học viên.

Như vậy, dựa theo 8 bước trên, doanh nghiệp đã có cho mình những định hướng và phương pháp rõ ràng để xác định và nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên mình. Lên kế hoạch theo các bước xây dựng chương trình đào tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế đi các rủi ro, lãng phí tài nguyên vào nguồn lực. Cấp trên có thể chia sẻ đi phần nào gánh nặng thời gian trainning, đứng lớp cho cấp dưới. 

Hiểu được vấn đề này, LinkPower đã thống kê và đưa ra những giải pháp hữu hiệu mang tính tuyệt đối nằm trong khóa học "Thiết kế chương trình đào tạo - instructional design (ID)"  nhằm tiết kiệm thời gian cho tổ chức và các cá nhân thuộc tổ chức đó. Nhằm đạt được mục tiêu sau cùng. 

>> THAM KHẢO THÊM CÁC KHÓA HỌC KHÁC TẠI ĐÂY