QUẢN TRỊ NHÂN SỰ LÀ GÌ, NHIỆM VỤ VAI TRÒ VÀ CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG

QUẢN TRỊ NHÂN SỰ LÀ GÌ, NHIỆM VỤ VAI TRÒ VÀ CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG

HRMF

Quản trị nhân sự là một lĩnh vực quản lý trong tổ chức hoặc doanh nghiệp mà mục tiêu chính là quản lý và phát triển tài nguyên con người. Chịu trách nhiệm trực tiếp đến hoạt động tuyển dụng, quản lý nhân sự cũng như việc đào tạo, đánh giá hay khen thưởng trong một doanh nghiệp. Trước tình hình kinh tế suy giảm như hiện nay, để có thể quản trị một cách hiệu quả trước thực trạng lao động trên, người làm quản trị sẽ cần phải làm gì? Hãy cùng LinkPower tìm hiểu vấn đề này nhé!

 

1. Thực trạng lao động hiện tại trước nền kinh tế suy giảm

Tính từ đầu năm đến nay, những câu chuyện về biến động nhân sự tại các công ty nhà máy xí nghiệp liên tục được nhắc và xuất hiện trên các mặt báo. Song không ít các doanh nghiệp cho rằng đây cũng được coi là “thời khắc vàng” cắt bớt nguồn nhân lực cũng như việc giữ chân nhân tài. Việc cắt bớt hay tuyển thêm trong thời điểm này là hết sức nhạy cảm và đặt nặng trên vai của người làm nhân sự hay nói cách khác về vấn đề quản trị nhân sự. Việc đưa ra một chế độ lương thưởng hấp dẫn để dễ dàng thu hút những người tài trong một thị trường nhiều biến động là điều hết sức cần thiết và cũng được coi là cơ hội tìm kiếm được nguồn lao động chất lượng cho doanh nghiệp hay phải bỏ bớt đi những thành phần không thực sự cần thiết để có thể tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi người làm nhân sự cần phải “cân đo - đong - đếm” một cách hợp lý trong việc quản trị nhân sự tại doanh nghiệp.

Vậy quản trị nhân sự là gì? Cách thức hoạt động và vai trò của quản trị nhân sự như thế nào hãy cùng nhau cùng Link Power tìm hiểu cho bài viết dưới đây nhé!

2. Quản trị nhân sự là gì?

Quản trị nhân sự có tên tiếng anh là (Human Resource Management - HRM) là một lĩnh vực quản lý trong tổ chức hoặc doanh nghiệp mà mục tiêu chính là quản lý và phát triển tài nguyên con người (nhân sự) một cách hiệu quả. Quản trị nhân sự bao gồm một loạt các hoạt động, quy trình, và chiến lược có mục tiêu để thuê, phát triển, quản lý và duy trì nhân lực trong tổ chức để đảm bảo sự đóng góp của họ đối với mục tiêu và thành công doanh nghiệp hoặc tổ chức.

3. Các hoạt động trong quá trình quản trị nhân sự

  • Tuyển dụng và Quản lý tuyển dụng: Điều này liên quan đến việc tìm kiếm, thuê, và chọn lựa ứng viên phù hợp cho các vị trí trong tổ chức. Trong quá trình tuyển dụng và lựa chọn các ứng viên sao cho phù hợp, ngay từ đầu đòi hỏi người làm quản lý nhân sự cần xác định rõ được mục tiêu và nhu cầu tuyển dụng là gì và xác định số lượng cũng như những chỉ tiêu đưa ra cần có cho ứng viên để việc tuyển dụng diễn ra một cách trơn tru, mạch lạc và đặc biệt là mang lại hiệu quả nhất.
  • Đào tạo và Phát triển: Quản trị nhân sự cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên để họ phát triển kỹ năng và năng lực cần thiết ngay sau khi tuyển dụng được thực hiện. Tổ chức hoặc bản thân người làm nhân sự cần cung cấp được cho ứng viên những thông tin và đào tạo cho nhân viên mới để họ có thể làm quen với môi trường làm việc cũng như các quy trình trong công việc.

  • Quản lý hiệu suất: Giám sát và đánh giá hiệu suất của nhân viên, cung cấp phản hồi, và thúc đẩy sự cải thiện liên tục. Ngoài việc xác minh liên hệ với các nguồn tham khảo được cung cấp bởi ứng viên để xác minh thông tin và đánh giá tính cách và hiệu suất làm việc của họ trong quá khứ. Từ đó có một cái nhìn theo một thể thống nhất và đặc biệt là xác minh được những năng lực mà ứng viên có được để đảm bảo hiệu suất công việc của doanh nghiệp, tổ chức.
  • Quản lý lương thưởng và các chế độ phúc lợi: Việc quản lý thù lao và lợi ích bao gồm việc quản lý lương, các chế độ bảo hiểm, và các lợi ích khác để đảm bảo rằng nhân viên được trả công bằng và hợp lý. Tổ chức cần đảm bảo rằng mức thù lao mà họ trả cho nhân viên một cách công bằng dựa trên những kỹ năng, kinh nghiệm và đóng góp của họ cho tổ chức. Ngoài ra cần đảm bảo rằng hai bên cần được tuân thủ theo các quy định pháp luật và luật lao động liên quan đến việc quản lý nhân sự. Đây là một phần quan trọng của quản trị nhân sự và quản lý quan hệ áp dụng giữa người lao động và người sử dụng lao động của doanh nghiệp, tổ chức. Từ đó vai trò và nhiệm vụ của ứng viên đối với nhà tuyển dụng sẽ tạo dựng và nâng lên trong lòng người lao động.

Tham khảo thêm về chính sách quản lý lương thưởng và các chế độ phúc lợi có tại khóa học: C&B hoặc TOTAL REWARD 

  • Quản lý quan hệ lao động: Xử lý các vấn đề và mối quan tâm liên quan đến quan hệ lao động, bao gồm cả quản lý xung đột và hòa giải. Trong quá trình thử việc và làm việc, bản thân người làm nhân sự cần hiểu và giải quyết được các xung đột và quyền lợi của người lao động, phát triển môi trường làm việc của người lao động theo hướng tích cực, khuyến khích sự đóng góp của họ, phát triển năng lực và tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp của họ. Từ đó duy trì được sự hài lòng và cam kết của ứng viên cũng như lòng trung thành của họ cho doanh nghiệp, tổ chức. 
  • Xây dựng lộ trình thăng tiến: Hỗ trợ nhân viên trong việc xây dựng kế hoạch sự nghiệp và phát triển sự nghiệp bên trong tổ chức. Việc xây dựng kế hoạch sự nghiệp và phát triển giúp ứng viên hiểu rõ về những cơ hội và mục tiêu mà họ có thể đạt được trong tương lai. 
  • Thu hút và phát triển nhân tài: Đảm bảo rằng tổ chức tôn trọng và thúc đẩy đa dạng trong lực lượng lao động. Bao gồm nhiều khía cạnh như về giới tính, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc, tuổi tác, tình dục, khả năng khác biệt và bao gồm nhiều yếu tố khác. Quản lý đa dạng mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức
  • Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp: quá trình quan trọng để tạo nên môi trường làm việc tích cực và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh cho đội ngũ. Ngoài ra với những thành viên đến sau mang trong mình những cá tính riêng góp phần vào việc phát triển và đổi mới.  

Quản trị nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và thành công của tổ chức cũng như sự phát triển của nhân viên.

4. Vai trò của quản trị nhân sự?

Quản trị nhân sự không chỉ là việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày liên quan đến nhân sự mà còn đóng góp vào sự phát triển và thành công tổ chức bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hài lòng của nhân viên.

Tại các doanh nghiệp lớn như: Google, Facebook Amazon,...bộ phận nhân sự thường được đặt ở vị trí trung tâm và được đầu tư nhiều để đảm bảo sự thành công của tổ chức. Họ đều có các chính sách và chiến lược quản trị nhân sự một cách đa dạng và hiệu quả để có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe trong tính chất công việc và đào tạo nguồn lực để đáp ứng những yêu cầu đó.

5. Học quản trị nhân sự ở đâu hiệu quả?

Với tình hình kinh tế thế giới ghi nhận nhiều sự biến động, nền kinh tế Việt Nam cũng đã bắt đầu phải chịu những thay đổi và dần gây ảnh hưởng đến các ngành nghề khác nhau. Trong bối cảnh mà người lao động lẫn người đứng đầu dù thuộc bất kỳ ngành nghề nào cũng phải chuyển mình “update” liên tục những lượng kiến thức mới mẻ ngày qua ngày để có thể thích nghi và tồn tại. 

Bản thân người làm nhân sự cũng vậy, với vai trò và trách nghiệm của mình tại các doanh nghiệp, người làm nhân sự cũng cần “reset” lại bản thân mỗi ngày. Từ đó có một cái nhìn khách quan và định hình để có thể vẽ được chân dung về chức vụ và nhiệm vụ đang đảm nhiệm đưa nó lên một tầm cao mới hơn. 

Để đáp ứng được nhu cầu hiện tại, Link Power với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực Nhân sự, từng đảm nhận vị trí Giám đốc nhân sự tại các công ty, tập đoàn lớn, đội ngũ chuyên gia của Link Power đã cung cấp cho đối tác, khách hàng giải pháp thực sự tối ưu và bền vững. Hướng đến sứ mệnh: "Nâng tầm giá trị nguồn nhân lực Việt", Link Power vẫn luôn phát triển và cập nhật các giải pháp để giải quyết bài toán hệ thống nhân sự cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn của HR (nhân sự) và tối ưu hiệu suất/hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên. Với khóa học HR MANAGEMENT FOUNDATION - QUẢN TRỊ NHÂN SỰ NỀN TẢNG” và "HR MANAGEMENT - QUẢN TRỊ NHÂN SỰ" sải bước tự tin cho người mới bước chân vào ngành nhân sự sẽ giải đáp được những thắc mắc và yêu cầu trên cho người làm nhân sự. 

Tóm lại, không chỉ ngành nhân sự nói riêng và các ngành khác nói chung. Con người chính là nguồn lực cơ bản để tạo ra và là tiền đề phát triển mọi thứ sau này. Bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào có thể sản xuất được thì cũng đều phải trải qua sự xuất hiện của con người hay còn gọi là nhân lực. 

>> Tìm hiểu thêm về khóa học của LinkPower Tại Đây