MẪU KHUNG NĂNG LỰC MỚI NHẤT 2024

MẪU KHUNG NĂNG LỰC MỚI NHẤT 2024

Total Rewards

1. Khung năng lực là gì? Các thành phần chính của mẫu khung năng lực?

Khung năng lực hay Competency Framewrok là một hệ thống đo lường kết quả làm việc của một nhân sự trong một công việc hay vai trò trong một bộ phận doanh nghiệp. hệ thống đo lường này dựa trên các hiểu biết công việc, kỹ năng thực hiện công việc và kết quả tạo được của công việc.

>> Xem thêm: Khung năng lực là gì?

Các thành phần chính của khung năng lực bao gồm năng lực cốt lõi. Đây là loại năng lực thường đóng vai trò nền tảng chính yếu của khuôn khổ và áp dụng cho tất cả các vai trò và nhân viên. Tiếp đến là năng lực chuyên môn. Loại năng lực này phản ánh những trách nhiệm và nhiệm vụ của một vị trí, chức danh hoặc vai trò nhất định trong doanh nghiệp, đi kèm là các công cụ và các cả khả năng cần thiết để hoàn thành chúng. Loại năng lực cuối cùng là lãnh đạo, đây là những đặc điểm và kỹ năng cứng có thể xác định dựa trên một nhân viên để áp đặt hướng dẫn xuống cho người khác. Đây là loại năng lực thường có ở những người đứng đầu của tổ chức.

cac-thanh-phan-chinh-khung-nang-luc

2. Lợi ích mẫu khung năng lực

Trong quá trình xây dựng khung năng lực, mỗi khung năng lực sẽ có những giá trị khác nhau. Tùy thuộc vào thuộc vào từng cấp độ vị trí nhân viên mà mô hình doanh nghiệp. Lợi ích của của khung năng lực là thiết lập ra các phác thảo. Tính từ chức vụ thấp nhất đến cao nhất để đưa ra các kỳ vọng nhất định về hiệu suất và hành vi. Đây được coi là phương pháp mà mọi doanh nghiệp hướng tới nhằm có được một bộ khung năng lực hoàn chỉnh để có thể:

  • Đối với cá nhân: Khi có được khung năng lực cho bản thân đồng nghĩa với việc hiểu rõ bản thân có những điểm mạnh điểm yếu. Các kỹ năng hay kiến thức gì trong quá trình phát triển sự nghiệp. Lên được một kế hoạch hoàn chỉnh dựa theo các mục tiêu cá nhân. Cá nhân có thể đạt được mục tiêu đề ra trong việc tăng cường hiệu suất công việc. Từ đó cá nhân có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để có được một cơ hội thăng tiến rõ ràng trong sự nghiệp. Song song đó tăng cường được sự tự tin vốn có của bản thân.
  • Đối với tổ chức: Trong quá trình tuyển dụng nhân sự của mình, khung năng lực giúp cho tổ chức xác định được yêu cầu năng lực của các ứng viên. Để có thể tuyển người cho phù hợp với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình đào tạo và phát triển nhân viên của tổ chức trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn. Từ đó nâng cao năng lực và đáp ứng yêu cầu công việc. Khi xác định được khung năng lực, tổ chức có thể dễ dàng đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên. Dẫn đến thúc đẩy sự phát triển chung của tổ chức. Doanh nghiệp ngày một đi lên, tăng cường được sự gắn bó của nhân viên về lòng trung thành.

>>Xem thêm: Vai trò khung năng lực

3. Các bước thiết lập mẫu khung năng lực cho doanh nghiệp

Xây dựng khung năng lực là một quá trình quan trọng để xác định và phát triển các kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết cho nhân viên trong một tổ chức. Dưới đây là các bước cụ thể để xây dựng khung năng lực cho doanh nghiệp:

3.1 Xác Định Mục Đích Xây Dựng Khung Năng Lực

Để có được một mẫu khung năng lực hoàn chỉnh. Doanh nghiệp cần hiểu rõ được mục đích xây dựng khung năng lực này là gì? Có thể là hoạt động tuyển dụng, hoạt động đào tạo hay quá trình đánh giá hiệu suất hoặc sự phát triển nhân sự. Từ đó nhận định được một kết quả cho phù hợp với mong muốn mà doanh nghiệp muốn đạt được. Việc này giúp tạo ra được một khung năng lực rõ ràng và phù hợp.

3.2 Chuẩn Hóa Hệ Thống Cơ Cấu Tổ Chức và Chức Danh

Doanh nghiệp cần xác định rõ và mô tả vị trí công việc của từng vị trí trong phòng ban, bộ phận. Phân loại đúng với các chức danh cho từng vị trí, có thể theo nhóm hoặc theo bộ phận. Tùy từng loại hình doanh nghiệp để họ có thể phát triển và được quản lý một cách dễ dàng.

3.3 Xác Định Các Năng Lực Cần Thiết

Ở mỗi vị trí, cần có được những tiêu chí đặc thù riêng để có để đánh giá. Các tiêu chí đánh giá được thiết kế phù hợp với từng năng lực, kỹ năng của vị trí. Bao gồm: mức độ thành thạo và mức độ phát triển. Liệt kê các kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết để hoàn thành công việc hiệu quả. Song song đó, cần được tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để gia tăng khả năng chính xác và đầy đủ củ các năng lực cần thiết.

3.4 Xây Dựng Khung Năng Lực

Đây được cho là bước quan trọng và cần tối ưu trong việc xây dựng bộ mẫu khung năng lực. Cấu trúc khung năng lực được tạo cần phải rõ ràng và dễ hiểu. Đặc biệt là được phân chia đúng theo các nhóm năng lực về chuyên môn, về hành vi hay về quản lý.

3.5 Triển Khai và Truyền Thông

Ở bước này, việc đào tạo và hướng dẫn của doanh nghiệp cần phải được thực hiện. Để nhân viên có thể hình dung được các nhiệm vụ được phân công. Nên sử dụng các kênh truyền thông nội bộ để giải thích về khung năng lực cho toàn tổ chức của mình.

3.6. Đánh Giá và Điều Chỉnh

Sau cùng là đánh giá và điều chỉnh lại tiến trình. Có thể làm hàng tháng hoặc hàng tuần để xem xét các phản hồi từ nhân viên và quản lý. Dựa vào các kết quả đánh giá, điều chỉnh và cải tiến lại khung năng lực để phù hợp với sự phát triển của tổ chức.

4. Các tiêu chí đánh giá trong khung năng lực

Các tiêu chí đánh giá trong khung năng lực cần được xây dựng phù hợp với mục tiêu, chiến lược và văn hóa doanh của tổ chức. Các tiêu chí đó bao gồm:

  • Kiến thức: bao gồm các kiến thức cơ bản về chuyên môn trong lĩnh vực công việc đang hoạt động. Ngoài ra thì còn các kiến thức về quy trình, quy định, công nghệ mới hay phần mềm và tính cạnh tranh của thị trường hoặc đối thủ cạnh tranh. Song song đó là sự phát triển, xu hướng phát triển tương lai của ngành.
  • Kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp hằng ngày, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và ra quyết định. Các kỹ năng cứng như kỹ năng sử dụng máy tính, lập trình, sáng tạo, marketing...
  • Thái độ: Đây được cho là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá một khung năng lực. Bao gồm: thái độ tích cực, ham học hỏi, thái độ trách nhiệm, chuyên nghiệp hay thái độ làm việc nhóm, tính trung thực, đạo đức....

Ngoài việc dựa vào các tiêu chí đánh giá trong khung năng lực. Một khung năng lực hoàn hảo là khung năng lực cần được cập nhật thường xuyên. Để phù hợp với sự thay đổi của thị trường và công nghệ. Từ đó có thể đánh giá nhân viên một cách công bằng, khách quan và minh bạch.

5. Mẫu khung năng lực của chuyên viên nhân sự

Xây dựng mẫu khung năng lực cho doanh nghiệp là một quá trình quan trọng giúp tổ chức xác định và phát triển các kỹ năng, kiến thức, và thái độ cần thiết để nhân viên thực hiện công việc một cách hiệu quả.

Ngoài ngành nhân sự ra, còn có các vị trí khác như marketing, trưởng phòng marketing, kế toán, trưởng phòng kế toán....  Tùy thuộc vào từng vị trí và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xây dựng nên một bộ khung năng lực khác nhau. 

Trên đây là những thông tin được Link Power tổng hợp lại trong việc xây dựng được một khung năng lực chuẩn cho doanh nghiệp để phát triển. Mỗi vị trí, mỗi phòng ban cần có được một bộ khung năng lực chuẩn để có thể bám theo mà phát triển. Ngoài ra, có thể tham khảo khóa học Building Competency Framework - Xây dựng hệ thống khung năng lực hành vi được giảng dạy bởi giảng viên của Link Power với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề. Giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình khung năng lực và phương pháp chọn áp dụng mô hình khung năng lực phù hợp với Công ty/Doanh nghiệp của mình.

Mẫu khung năng lực là một công cụ hiệu quả để đánh giá và phát triển đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp. 

>>Tham khảo thêm các khóa học khác TẠI ĐÂY