PHÂN LOẠI OKRs: MOONSHOT VÀ ROOFSHOT OKRs KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

PHÂN LOẠI OKRs: MOONSHOT VÀ ROOFSHOT OKRs KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Quản lý thành tích

Bản chất của OKR là sự cải tiến và khát vọng, nhưng trong danh sách của một mô hình OKRs sẽ tồn tại những OKRs mang tính "tham vọng" hơn, đó là lý do OKR được chia thành Roofshot OKRs và Moonshot OKRs. Hãy cùng Link Power tìm hiểu về bản chất và những lưu ý khi sử dụng các phân loại OKR này! 

Phân biệt Roofshot OKRs và Moonshot OKRs

Roofshot OKRs - OKR cam kết

Roofshot OKRs bao gồm các mục tiêu cam kết hoàn thành (Committed Goals). Những OKR này giống như tiến trình xây dựng một ngôi nhà, và phần “mái nhà” là một cam kết được đảm bảo và kết quả cần phải được đáp ứng. Những OKR này được kỳ vọng rằng sẽ hoàn thành thành công vào cuối thời gian thực hiện.

OKRs cam kết được đánh giá là thành công khi đạt được 100% các kết quả chính. Tuy vậy, vì đây vẫn là mục tiêu, không phải danh sách công việc cần làm nên loại mục tiêu này cũng không dễ dàng đạt được! Những mục tiêu Roofshot sẽ nằm trong quỹ đạo kiến thức đã biết và nguồn lưc sẵn có để thực hiện và người thực thi có khả năng đạt được các mục tiêu này. 

Nhóm mục tiêu này có tính chất ổn định, giúp kết nối các các bộ phận/phòng ban thông qua việc cho biết những gì họ mong đợi lẫn nhau. Nếu một mục tiêu Roofshot chưa hoàn thành nên được thảo luận một cách nghiêm túc với các bộ phận/phòng ban chịu trách nhiệm thực thi, bởi đây là những mục tiêu đã cam kết. Những mục tiêu này bị bỏ lỡ cho thấy bật rằng có một “điểm mù” quan trọng trong hoạt động của người thực hiện.

>> Xem thêm: OKR là gì?

Moonshot OKRs - OKR "tham vọng"

Moonshot OKRs là những OKR “tham vọng”, bao gồm những mục tiêu đầy khát vọng (Stretch Goals), mang tính thúc đẩy và có phần thách thức. Moonshot OKRs mở rộng giới hạn của đội nhóm, đưa mọi người ra khỏi vùng an toàn để thực hiện những mục tiêu xa hơn, từ đó khai phóng tiềm năng của tổ chức.

Con đường dẫn đến mục tiêu này không ổn định, nhiều rủi ro và đòi hỏi kinh nghiệm từ người thực hiện. Khi được phân bổ Moonshot OKR, người/đội nhóm thực hiện phải tự mở đường khi không có đủ kiến thức hay nguồn tài nguyên cần thiết. Vì vậy, rất khó để hoàn thành 100% mục tiêu. Thông thường, Moonshot OKR được đánh giá là thành công khi thực hiện được 60-70% kết quả chính.

Moonshots có rủi ro cao nhưng sẽ mang lại thành công lớn nếu được áp dụng đúng cách. Có thể hiều rằng mặc dù không “lên được mặt trăng” nhưng nhóm thực thi vẫn “hạ cánh” tại một thành tích đáng chú ý. Những loại mục tiêu này sắp xếp các bản sửa đổi, đánh giá kế hoạch hành động và tìm ra các lĩnh vực cần cải thiện. Kết quả được sử dụng làm dữ liệu để thiết lập các Moonshot OKRs tiếp theo.

Những vấn đề thường gặp khi thiết lập Moonshot và Roofshot OKRs 

Thiết lập Roofshot OKRs quá dễ dàng: Mục tiêu OKRs cam kết nếu được thiết lập dễ dàng đạt được sẽ không tạo được động lực cho nhân viên, giới hạn tiềm năng của cá nhân và tổ chức. Điều này đòi người OKR Champion, người thiết lập và giám sát OKR của công ty cần phải thiết lập được những mục tiêu Roofshot đúng đắn và chất lượng. 

Thiết lập Moonshot OKRs quá “xa vời”: Khi mục tiêu tham vọng vượt quá nguồn lực và năng lực của người thực thi OKRs trong tổ chức sẽ khiến nhân viên đánh mất động lực làm việc. Loại mục tiêu này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và sự tự học hỏi, thử nghiệm và chấp nhận thất bại, có thể mang đến tình trạng nhân viên gặp căng thẳng và kiệt sức.

Moonshot OKRs tạo nên sự thiếu liên kết: Bởi vì các mục tiêu trong OKR đều liên kết với nhau, nếu mục tiêu này chưa hoàn thành thì có thể dẫn đến sự đình trệ của cả đội nhóm. Là những mục tiêu đầy thử thách và khó đạt được, Moonshot OKRs khi được thiết lập không đúng cách có thể gây nên các vấn đề giữa các phòng ban, bộ phận.

Làm sao để các phòng ban đoàn kết, hợp lực với nhau hướng tới mục tiêu chung là "trăn trở" của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, quản trị nhân sự. Trước bài toán này, Ông Lê Cảnh Phúc - CEO của Link Power đã có những chia sẻ sâu sắc:

Một kế hoạch quản trị mục tiêu tốt nên được thiết lập với sự kết hợp giữa những Moonshot OKRs và Roofshot OKRs chất lượng để tận dụng được những ưu điểm của từng loại OKR. Khi OKR được thiết lập đúng cách, doanh nghiệp mới có thể nhận được những giá trị to lớn mà phương pháp này mang lại, bao gồm tăng hiệu suất, hiệu quả làm việc của nhân sự, từ đó doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Khóa học OKR quốc tế: C-OKR Practitioner là chương trình đào tạo OKR quốc tế duy nhất được OKR International nhượng quyền đào tạo tại Việt Nam giúp nhà lãnh đạo, quản trị nhân sự thiết lập và triển khai mô hình OKRs chuẩn quốc tế và phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Link Power để nhận thông tin về khóa học và nhận những ưu đãi đặc biệt!