MẪU KPIs CHO BỘ PHẬN TÀI CHÍNH MỚI NHẤT

MẪU KPIs CHO BỘ PHẬN TÀI CHÍNH MỚI NHẤT

Quản lý thành tích

I. KPIs là gì?

KPIs (Key Performance Indicators) là chỉ số được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong công việc. Thông qua các chỉ số KPI này, chủ doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả làm việc của từng nhân viên trong công ty.

KPI không được xác định theo một tiêu chí nhất định,mà phải dựa vào từng đặc điểm công việc của phòng ban để thiết lập một mẫu đánh giá KPI phù hợp.

Các tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để đánh giá thành công của họ khi đạt được mục tiêu đề ra

II. KPI - Chỉ số thanh toán

1. Chỉ số thanh toán hiện hành:

  • Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp.
  • Công thức tính chỉ số thanh toán hiện hành=  Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn
  • Chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt..

2. Chỉ số thanh toán nhanh:

  • Chỉ số thanh toán nhanh là chỉ số đo lường mức thanh khoản cao hơn.
  • Công thức tính chỉ số thanh toán nhanh =   (Tiền mặt + chứng khoán + các khoản phải thu)/Nợ ngắn hạn
  • Lưu ý là hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Chứng khoán phải là loại chứng khoán dễ quy đổi thành tiền.

3.Chỉ số tiền mặt:

  • Chỉ số tiền mặt là chỉ số đo lường mức thanh toán cao nhất của doanh nghiệp.
  • Công thức tính chỉ số thanh toán nhanh= (Tiền mặt+chứng khoán)/Nợ ngắn hạn
  • Lưu ý là chỉ số này không bao gồm các khoản phải thu như trong chỉ số thanh toán nhanh.

4. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu:

  • Vòng quay các khoản phải thu=  Doanh số thuần hằng năm/Các khoản thu trung bình

Trong đó:

Các khoản phải thu trung bình= (Các khoản thu báo cáo còn lại của năm trước + các khoản thu của năm nay)/2

  • Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh..

5. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu :

Số ngày trung bình= 365/ vòng quay các khoản phải thu

6. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho:

  • Vòng quay hàng tồn kho =  Giá vốn hàng bán/hàng tồn kho trung bình

Trong đó: hàng tồn kho trung bình= (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước+ hàng tồn kho năm nay)/2

  • Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp.
  • Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.

7.     Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho:

Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho=   365/vòng quay hàng tồn kho

8.     Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:

  • Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
  • Vòng quay các khoản phải trả=   Doanh số mua hàng thường niên/ phải trả bình quân

Trong đó : doanh số mua hàng thường niên= giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳ phải trả bình quân=(phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2

9.     Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả:

  • Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả= 365/ vòng quay các khoản phải trả .

III. KPI - Chỉ số quản lý nguồn vốn

1.     Vòng quay tổng tài sản:

  • Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản . Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.
  • Vòng quay tổng tài sản= doanh thu thuần/ tổng tài sản trung bình

2. Vòng quay tài sản cố định:

  • Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định
  • Vòng quay tài sản cố định= doanh thu thuần/ tài sản cố định trung bình

3. Vòng quay vốn cổ phần:

  • Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốn cổ phần( bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu.
  • Vòng quay vốn cổ phần= Doanh thu thuần/Tổng vốn cổ phần trung bình

IV. KPI - Chỉ số hoạt động

1. Biên lợi nhuận thuần:

  • Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Biên lợi nhuận thuần= lợi nhuận ròng/ doanh thu thuần

Trong đó: lợi nhuận ròng= doanh thu thuần- giá vốn hàng bán

2. Biên lợi nhuận hoạt động:

  • Biên lợi nhuận hoạt động= thu nhập hoạt động/ doanh thu thuần

Trong đó: thu nhập hoạt động= thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ

3. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Return On Assets - ROA)

  • ROA là chỉ số tính toán xem một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu lợi nhuận
  • ROA= thu nhập trước thuế và lãi vay/ tổng tài sản trung bình

Trong đó: tổng tài sản trung bình= (tổng tài sản trong báo báo năm trước+ tổng tài sản hiện hành)/2

4. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE):

  • Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi.
  • ROE=Thu nhập ròng/ tổng vốn cổ phần bình quân

Trong đó: vốn cổ phần bình quân= (tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn cổ phần hiện tại) / 2

5. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn ( ROTC)

  • Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay ( nếu có). Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ
  • ROTC = (thu nhập ròng+ chi phí lãi vay)/ tổng vốn trung bình

V. KPI – chỉ số đầu tư

1. Hệ số giá trên thu nhập một CP: P/E

P/E là hệ số dùng đánh giá đo lường mối liên hệ giữa thu nhập hiện tại và giá mỗi CP, hay cho biết NĐT sẵn sàng trả giá cho mỗi CP cao hơn  mức thu nhập hiện tại bao nhiêu lần.

2. Hệ số giá trên giá trị sổ sách một CP: P/B

Tài sản của Cty trừ đi các khoản nợ và các khoản phải trả khác. Có ý nghĩa liên qua đến độ an toàn của khoản đầu tư dài hạn, P/B còn cho biết NĐT sẵn sàng trả giá cho một CP cao hơn gấp bao nhiêu lần giá trị sổ sách. Hệ số này càng cao thì rủi ro càng lớn.

3. Hệ số giá trên doanh thu: P/SR:

Hệ số giá trên doanh thu của mỗi CP cho biết NĐT trả giá cao hơn gấp bao nhiêu lần doanh thu của một CP. Hệ số này đánh giá trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Cty, nhược điểm của chỉ số này là chưa tính đến yếu tố chi phí trong kỳ vì doanh thu lớn không đồng nghĩa với lợi nhuận cao.

4. Hệ số giá trên dòng tiền: P/Cash:

P/Cash là chỉ số giá trên dòng tiền rỗi (số tiền còn lại của Cty sau khi thanh toán hết các khoản chi phí).

5. Hệ số tăng trưởng PE/G:

  • Chỉ số đầu tư  tăng trưởng này dùng để đánh giá giá trị tiềm năng của một CP, cho thấy kỳ vọng của NĐT đã được tính trong CP như thế nào.
  • PE/G cần được đánh giá trong tương quan ngành và toàn bộ nền kinh tế. Nếu hệ số PE/G thấp hơn 1 có thể Cty đang bị đánh giá thấp, PE/G  bằng 1 chứng tỏ giá trị của Cty được phản ánh đầy đủ vào giá trị CP. PE/G lớn hơn 1 thì CP đang bị đánh giá cao.

 >> Bên cạnh KPIs, mô hình OKRs đang trở thành phương pháp giúp quản trị mục tiêu kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Để lắng nghe các chuyên gia quốc tế và trong nước chia sẻ về phương pháp này, hãy đăng kí chương trình Webinar OKRs HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ THAM DỰ diễn ra ngày 24/02/2023 TẠI ĐÂY!