I. KPIs là gì?
KPIs (Key Performance Indicators) là chỉ số được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong công việc. Thông qua các chỉ số KPI này, chủ doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả làm việc của từng nhân viên trong công ty.
KPI không được xác định theo một tiêu chí nhất định, mà phải dựa vào từng đặc điểm công việc của phòng ban để thiết lập một mẫu đánh giá KPI phù hợp.
Các tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để đánh giá thành công của họ khi đạt được mục tiêu đề ra.
II. KPI vận chuyển
1. Thời gian vận chuyển từ cảng về kho và ngược lại
- Bằng tổng thời gian vận chuyển tính theo giờ.
- Tỷ lệ này hữu ích cho việc tính toán giá thành và tính toán thời gian giao hàng.
2. Các loại phí giao thông
- Tính tổng các loại phí giao thông trong chi phí giao hàng, kiểm soát được mức chi phí
giao thông thật sự (tránh gian lận).
3. Chí xăng dầu
- Tính tổng các loại phí xăng dầu trong chi phí giao hàng, kiểm soát được mức chi phí
xăng dầu thật sự (tránh gian lận).
III. KPI giao hàng
1. Tỷ lệ giao hàng đúng hạn:
- Công thức = số lần giao hàng đúng hạn/tổng số lần giao hàng
- Tuỳ vào trường hợp bạn thấy rằng tỷ lệ nào là phù hợp để bạn có thể làm việc với
khách hàng khiếu nại về việc giao hàng chậm chễ.
2. Tỷ lệ giao hàng đúng chất lượng, số lượng
- Công thức: bằng tổng số lần giao hàng đúng chất lượng, số lượng / tổng số lần giao
hàng.
- Bạn có thể quy định tỷ lệ này là bao nhiêu để xác định mối quan hệ với nhà cung cấp.
3. Giá trị thiệt hại do giao hàng:
- Giá trị thiệt hại do giao hàng bao gồm thời gian giao hàng, số lượng, chất lượng, bạn
cần phải tính toán giá trị thiệt hại thường xuyên và báo cáo giám đốc.
2
- Vì cách tính chi phí phụ thuộc vào phương pháp giao hàng, phương pháp sản xuất nên
chúng tôi không đưa ra cụ thể ở đây.
- Ví dụ: nếu bạn là một công ty sản xuất hàng gia công, vật liệu nhà cung cấp bị hư 15
% thì có khả năng bạn giao hàng không đúng hạn, đúng số lượng, bạn có thể vừa mất
doanh thu, bị phạt và đó là giá trị thiêt hại của bạn.
III. KPI cung ứng khác
1. Chi phí giao hàng cho mỗi đơn vị sản phẩm
2. Thời gian từ khi order đến khi giao hàng
3. Chi phí giao nhận
4. Chính xác invoice
5. Thời gian trung bình để mua từng loại hàng
>> Bên cạnh KPIs, mô hình OKRs đã và đang trở thành phương pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quản trị mục tiêu kinh doanh. Để hiểu rõ bản chất của mô hình này từ chia sẻ của các chuyên gia nhân sự, hãy đăng kí ngay WEBINAR OKRs quốc tế HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ THAM DỰ diễn ra vào ngày 24/02/2023!