Rèn luyện kỹ năng thuyết trình mà không có định hướng sẽ chỉ mang lại kết quả nửa vời. Khả năng giao tiếp và trình bày trước công chúng là một trong những kỹ năng dường như ở bất kỳ ngành nghề nào cũng cần thiết. Vậy làm thế nào để cải thiện được kỹ năng này. Hãy cùng Link Power xem qua 8 bí quyết sau đây nhé!
1. Chuẩn bị tài liệu
Việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình cơ bản nhất sẽ bắt đầu từ việc chuẩn bị tài liệu. Sau khi xác định mục tiêu cho bài thuyết trình thì anh/chị cần bắt đầu tìm kiếm thông tin để xây dựng nội dung. Việc chuẩn bị chi tiết sẽ giúp anh/chị tự tin hơn khi đứng trước đám đông. Từ việc mọi người sẽ hiểu rõ những gì mình sắp trình bàt thông tin đến mọi người.
Trong quá trình này, anh/chị nên lựa chọn những nguồn thông tin đáng tin cậy để nghiên cứu sâu và xây dựng nội dung phù hợp. Điều này sẽ giúp thông điệp được truyền tải một cách logic và mạch lạc.
2. Làm quen với khán giả
Để giảm bớt không khí căng thẳng và thu hút sự chú ý của người nghe, hãy bắt đầu thuyết trình bằng cách đặt một câu hỏi đơn giản về bản thân họ trong vòng 60 giây đầu tiên. Yêu cầu khán giả trả lời bằng cách giơ tay. Một cách đơn giản khác để tạo mối liên hệ là kể một câu chuyện cười. Một trò đùa không chỉ giúp tương tác mà còn tạo ra phản ứng tự nhiên từ khán giả.
3. Kiểm tra giọng nói
Một trong các kỹ năng thuyết trình quan trọng nhất không thể không nhắc đến. Đó chính là khả năng kiểm soát tông giọng và tốc độ nói. Nó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng truyền đạt ngôn ngữ của mọi người. Mà còn thế hiện ở thái độ, cảm xúc lúc thuyết trình. Thông thường, tông giọng trầm và nhịp nói chậm sẽ giúp anh/chị trông chuyên nghiệp và bài bản hơn. Ngoài ra, việc giữ tốc độ nói ổn định còn hỗ trợ mọi người lấy hơi tốt hơn để có thể nhấn nhá những khi cần thiết.
4. Thuyết phục bản thân làm tốt
Đôi khi chúng ta đã rèn luyện kỹ năng thuyết trình đến mức hoàn hảo nhất. Thế nhưng mỗi khi đứng trước đám đông lại vẫn lo sợ, bồn chồn. Đây vốn là tâm lý chung của không ít người. Con người và ai cần có thời gian để làm quen cũng như trau dồi bản lĩnh cho bản thân. Trong quá trình đó, anh/chị có thể tự tạo động lực bằng cách bảo bản thân rằng mình sẽ làm tốt trước khi thuyết trình.
>> Xem thêm: Kỹ năng thuyết trình trước đám đông quan trọng hay không?
5. Tránh việc học thuộc
Đây được cho là phương pháp tối kỵ trong các cách kỹ năng thuyết trình. Nhiều người lầm tưởng, việc chuẩn bị thuyết trình nhanh nhất bằng cách học thuộc. Nhưng đây được cho là sai lầm lớn nhất của những người mới bắt đầu thuyết trình. Anh/chị chỉ nên liệt kê ra các ý chính. Từ đó triển khai theo ngôn từ, suy nghĩ của chính mình. Bởi lẽ nếu một giây phút nào đó mọi người quên đi kịch bản được chuẩn bị từ trước. Thì sẽ nhanh chóng bị áp lực làm cho sụp đổ, tinh thần sao nhãng. Từ đó, nhịp độ của bài thuyết trình và sự tự tin của anh/chị cũng sẽ bị tuột dốc không phanh.
6. Tập nói trước gương
Một bài thuyết trình đúng nghĩa không chỉ yêu cầu về nội dung. Mà nó còn đòi hỏi người nói phải đem đến thái độ, cử chỉ sao cho phù hợp. Thế nên để cải thiện kỹ năng thuyết trình, anh/chị có thể rèn luyện trước gương để có thể quan sát chính bản thân mình từ biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ mình đang thực hiện ở những phần nội dung cụ thể. Sự kết hợp giữa hình thể và lời nói sẽ là yếu tố then chốt giúp cho một bài thuyết trình thành công và gây ấn tượng đến người nghe.
Đây cũng là một cơ hội tốt để anh/chị hạn chế các khuyết điểm khi truyền tải thông điệp của mình. Ví dụ như khi mọi người bị bối rối thì sẽ thường chèn thêm những từ “ừm, à, ờ,...”. Hãy dành khoảng 20 đến 35 phút mỗi ngày trước ngày thuyết trình là sẽ thấy rõ sự khác biệt.
7. Quan sát người khác
Cách thức cải thiện kỹ năng thuyết trình đã không còn quá mới mẻ đối với chúng ta. Ngày nay, có hàng loạt những hội thảo, lớp học và sách vở nói về vấn đề này. Đặc biệt dành cho những người sợ nói trước đám đông. Tuy nhiên có một phương pháp mà Link Power muốn đề cập đến đó chính là học quan sát người khác. Bằng cách nhìn tận mắt, nghe tận tai và ghi nhớ về bài thuyết trình xuất sắc của ai đó. Điều đó có thể giúp anh/chị nhận ra rất nhiều điều cũng như các lỗi ở bản thân. Qua đó, mọi người có thể so sánh với bản thân và tìm ra những điểm mà mình còn thiếu sót, chưa hoàn chỉnh để có thể ngày càng phát triển.
8. Tập thả lỏng cơ thể
Và cuối cùng, trong các cách kỹ năng thuyết trình. Như đã nói ở trên, hình thể có thể được xem như là “linh hồn” của một bài thuyết trình. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp, anh/chị có thể khơi gợi sự tham gia của người nghe một cách hiệu quả hơn. Thế nên đừng quên hít một hơi thật sâu, giữ thẳng lưng và ngực, vai hơi đưa ra sau để tạo nên một hình tượng đẹp nhất khi thuyết trình.
Tạm kết
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân chính là điều cần thiết cho bất cứ ai đặc biệt là những người mắc hội chứng sợ đám đông. Nó không chỉ hữu ích trong khía cạnh công việc mà còn giúp mọi người cải thiện khả năng giao tiếp trong đời sống thường ngày. Tham khảo khóa đào tạo trình bày và quản lý cuộc họp để tìm kiếm ngay cho mình cơ hội thăng tiến trong tương lai. Mọi thắc mắc sẽ được Link Power giải đáp qua Hotline và Inbox Fanpage!