HỆ SỐ LƯƠNG LÀ GÌ ? CÁCH TÍNH LƯƠNG THEO HỆ SỐ

HỆ SỐ LƯƠNG LÀ GÌ ? CÁCH TÍNH LƯƠNG THEO HỆ SỐ

HR General - Nhân sự tổng hợp

Bảng hệ số lương là gì và cách tính ra sao là những câu hỏi được nhiều người lao động quan tâm hàng đầu hiện nay. Thực tế, vẫn còn có rất nhiều người mông lung về cách tính này. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ đưa ra chi tiết các thông tin liên quan đến chủ đề này, cùng theo dõi ngay nhé. 

Hệ số lương là gì?

Để trả lời bảng hệ số lương là gì, ta cần biết răng đây là yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến lương của các cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Hệ số này được quy định và điều chỉnh ở nhiều giai đoạn khác nhau, miễn sao mang đến sự phù hợp nhất với điều kiện kinh tế, sự phát triển chung của xã hội.

Hệ số lương là một chỉ số có khả năng thể hiện được sự chênh lệch về mức tiền lương giữa các cấp bậc, vị trí khác nhau. Thông thường, nó dựa trên trình độ học vấn và các loại bằng cấp. Bên cạnh việc để tính lương, hệ số này cũng còn được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, các loại phụ cấp và các chế độ khác cho nhân viên tại các doanh nghiệp tư nhân hiện nay. 

Xét về hệ số lương giữa các ngành nghề điển hình như cán bộ công chức nhà nước, lực lượng vũ trang, công an nhân dân sẽ có mức khác so với cán bộ làm hành chính sự nghiệp. Hệ số càng cao càng thể hiện được bậc càng cao cũng như khẳng định trình độ và nắm giữ các vị trí quan trọng. 

Hướng dẫn chi tiết cách tính mức lương theo hệ số 

Sau khi đã biết được bảng hệ số lương là gì, hãy cùng khám phá ngay cách tính nhé. Hiện nay, có công thức riêng để tính lương theo hệ số, cụ thể:

 

Mức lương hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

 

Trong đó: 

  • Mức lương cơ sở được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở thời điểm được quy định. Hiện nay, mức lương này đang là 1.490.000đ. 
  • Hệ số lương hiện hưởng được quy định theo Pháp luật đối với từng nhóm cấp bậc riêng biệt. 

Ví dụ: 

  • Trình độ Đại Học: hệ số là 2,34. Mức lương = 1.490.000 x 2,34. 
  • Trình độ Cao đẳng: hệ số là 2,1. Mức lương = 1.490.000 x 2,1. 
  • Trình độ Trung cấp: hệ số là 1.86. Mức lương = 1.490.000 x 1.86.

Tuy nhiên, mức lương cuối cùng nhân viên có thể nhận được vẫn sẽ còn được lưu động dựa trên các khoản phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm,... Mức lương bậc 1 là mức thấp nhất được tính bằng mức lương tối thiểu vùng.

Bên cạnh đó còn có công thức tính các loại phụ cấp như sau:

  • Phụ cấp tính theo lương cơ sở = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng
  • Phụ cấp theo % mức độ hiện hưởng = (Mức lương + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo + mức phụ cấp thâm niên vượt khung) x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng. 
  • Phụ cấp thâm niên vượt khung: là loại phụ cấp áp dụng cho cán bộ công chức đã đạt được bậc lương cao nhất nhưng vẫn làm việc tại cơ quan, đơn vị. Có nhiều cách tính phụ cấp khác nhau với từng đối tượng.
  • Phụ cấp kiêm nhiệm chức lãnh đạo: áp dụng cho đối tượng kiêm nhiệm nhiều chức danh hoặc đang lãnh đạo cơ quan. 
  • Phụ cấp khu vực: Áp dụng cho cán bộ, công chức làm việc tại vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 
  • Phụ cấp đặc biệt: Áp dụng cho các cán bộ, công chức nằm trong các khu vực khó khăn như hải đảo, biên giới. 

Hệ số lương tại các doanh nghiệp tư nhân trên thị trường hiện nay 

Đối với riêng các doanh nghiệp, vẫn cần phải biết bảng hệ số lương là gì và sử dụng vào mục đích xây dựng thang lương, bảng lương. Khi bộ phận kế toán làm việc, cần chú ý một số những nội dung sau:

  • Đảm bảo tính bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các cấp bậc, cá nhân hoặc các tôn giáo, giới tính,...
  • Thường xuyên tiến hành rà soát để kịp thời có những sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với tình hình doanh nghiệp và mặt bằng chung, không để người lao động bị thua thiệt về quyền lợi cá nhân của mình. 
  • Khi xây dựng và sửa đổi, bổ sung thang bảng lương, doanh nghiệp cần thiết phải hỏi ý kiến của đại diện tập thể người lao động. Đặc biệt, sau sửa đổi cần phải công bố rộng rãi, minh bạch và phải tiến hành thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền. 

Các câu hỏi thường gặp về cách tính lương theo hệ số

Hiện có rất nhiều các câu hỏi xoay quanh vấn đề cách tính lương theo hệ số được đặt ra, điển hình có thể kể đến như:

Lương theo hệ số được điều chỉnh tăng khi nào?

Cách tính lương theo hệ số sẽ được căn cứ vào 2 yếu tố: Mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hưởng. Trong đó, hệ số lương càng cao đồng nghĩa với bậc càng cao và đây sẽ là nhóm có khả năng được xét có trình độ cũng cao hơn. Vì vậy, có thể hiểu khi mức lương cơ sở tăng thì hệ số lương của người lao động cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo. 

Cách tính lương hệ số theo bằng cấp hiện còn áp dụng hay không?

Hệ số lương của các đơn vị Nhà nước hiện nay vẫn đang được áp dụng theo 3 bậc: lao động có bằng đại học, cao đẳng và trung cấp. Công thức và các hệ số được áp dụng theo quy định mới nhất vào năm 2019. Bằng cấp của người lao động sẽ giúp phân chia ngạch công chức và bậc lương mà người lao động sẽ được hưởng trong bảng hệ số lương hiện hành. 

Lương theo hệ số có phải mức lương thực lãnh?

Lương theo hệ số giữa cán bộ công chức, viên chức nhà nước sẽ có sự khác biệt đôi chút đối với người lao động trong các doanh nghiệp. 

  • Trong nhà nước: lương theo hệ số chính là mức lương hiện hưởng chưa bao gồm phụ cấp.
  • Tại các doanh nghiệp: lương theo hệ số được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ khác.

​​​​​​​

Dựa trên hai yếu tố nêu trên, có thể kết luận lại, lương theo hệ số không phải là mức lương thực lãnh. 

Hy vọng, với những thông tin bên trên có thể giúp bạn hiểu được bảng hệ số lương là gì và biết cách tự tính lương của mình. Đây là hạng mục quan trọng mà cá nhân mỗi người cần nắm được để giúp bảo vệ quyền lợi khi làm việc tại bất cứ cơ quan nào. 

Nếu bạn đang quan tâm đến các khóa học tính lương hoặc các chương trình đào tạo C&B, hãy để lại thông tin, Link Power sẽ liên hệ và tư vấn chi tiết.