NHỮNG CÔNG TY NÀO ĐÃ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG PHƯƠNG PHÁP OKRs?

NHỮNG CÔNG TY NÀO ĐÃ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG PHƯƠNG PHÁP OKRs?

Quản lý thành tích

Với khả năng ứng dụng cao và phù hợp với xu hướng phát triển mới, phương pháp OKR đã được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới sử dụng, đặc biệt là các công ty về công nghệ. Ngày nay, OKRs đang dần trở nên phổ biến hơn trong trên toàn cầu, đây được xem là "vũ khí bí mật" của nhiều công ty hàng đầu trong đa dạng lĩnh vực.

1. Công ty nào sử dụng OKRs đầu tiên?

Phương pháp OKRs lần đầu tiên được được giới thiệu tại công ty Intel bởi Andy Grove, một trong những nhân viên hàng đầu tại Intel, người có vai trò quan trọng trong việc định hướng hoạt động của tổ chức. Và sau đó Google đã áp dụng phương pháp này vào năm 1999 với sự trợ giúp của John Doerr.

Mặc dù thời điểm ấy OKRs được sử dụng rộng rãi ở các công ty về công nghệ, nhưng trong vài năm qua, nhiều công ty ở các lĩnh vực khác như giáo dục, giải trí,... cũng đã bắt đầu sử dụng và thiết lập chiến lược từ phương pháp quản trị mục tiêu OKRs.

2. Những công ty/tập đoàn lớn tiêu biểu đã triển khai OKRs thành công

2.1. OKRs tại Google

Ngay sau năm đầu tiên thành lập, Google đã áp dụng phương pháp quản trị mục tiêu OKRs cho đến nay. Các nhà lãnh đạo của Google nhận ra rằng, họ cần một nguyên tắc tổ chức và OKRs có một điểm mạnh là có tính linh hoạt cao, nên đây là một phương pháp hấp dẫn đối với một công ty nhận ra tầm quan trọng của dữ liệu. Đồng thời, ở Google, họ luôn công bố OKRs và mục tiêu chung của mình đến tất cả các cấp nhân viên nhằm thể hiện tính minh bạch và trách nhiệm của doanh nghiệp. 

OKRs tại Google

Về mục tiêu và tham vọng, Google luôn khuyến khích nhân viên sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nhân viên tại Google có thể dễ dàng chấm điểm OKR cá nhân bằng 1 con số (sử dụng thang điểm 0 - 1 để chấm điểm sau khi tổng kết OKRs cho mỗi quý). Số điểm đạt OKRs tại Google thông thường sẽ dao động trong khoảng 0,6 - 0,8, nếu nhân viên thường xuyên đạt 1,0 thì đồng nghĩa công ty chưa tạo ra được những thách thức và tần suất công việc tương xứng với nhân viên. Còn ở trường hợp còn lại, nếu nhân viên bị điểm thấp thì sẽ không gắn liền với hình phạt hay đánh giá nhân viên. Thay vào đó Google sẽ điều chỉnh lại bảng OKRs cho cá nhân phù hợp hơn trong các quý tiếp theo.

2.2. OKRs tại Intel

Là một doanh nghiệp phát triển lâu đời về công nghệ, Intel luôn đi đầu trong việc cập nhật và phát triển phương pháp quản lý mục tiêu OKRs đến nhân viên của họ.

OKRs tại Intel

Một trong những phát kiến lớn nhất của Andy Grove khiến ông được kính trọng, đó là để đảm bảo OKRs thực sự hiệu quả và có một lộ trình triển khai OKRs thành công, chúng phải được tách rời ra khỏi lương thưởng và phúc lợi. Vì sao phải như vậy? Vì đối với Intel, nếu đặt OKRs gắn với lương thưởng và phúc lợi, đôi khi họ chỉ muốn làm những đầu việc nằm trong bảng OKRs của họ mà không thực sự biết giá trị công việc và mục tiêu chung của doanh nghiệp, hay nói cách khác họ chỉ làm vì một mục tiêu duy nhất là đồng lương của họ. Nhưng nếu tách OKRs ra, họ sẽ không bị đồng lương chi phối vào mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp nhân viên hiểu rõ giá trị, tầm nhìn và mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp.

2.3. OKRs tại Netflix

Được biết đến công ty tập trung hoàn toàn vào sự tối ưu và hiệu quả, không gì ngạc nhiên khi Netflix cũng “gia nhập” vào các doanh nghiệp đang sử dụng phương pháp quản trị mục tiêu OKRs. 

OKRs tại Netflix

Đối với Netflix, tính minh bạch và sự rõ ràng là một trong những giá trị cốt lõi của nhân viên khi làm việc tại đây. Sự minh bạch ở Netflix được duy trì từ những vị trí thấp như Intern, Executive đến những vị trí cấp cao như Manager, CEO,... Sự minh bạch của Netflix đóng một vai trò rất quan trọng trong việc triển khai OKRs thành công. 

2.4. OKRs tại Uber

Uber là một cái tên tiêu biểu về doanh nghiệp triển khai OKRs để quản trị mục tiêu chiến lược. Tại Uber, 71% nhân viên tại đây cho rằng OKRs của họ luôn có sự rõ ràng, minh bạch. Đồng thời, sự hiểu biết về OKRs của nhân viên tại đây là điều cần thiết để tạo nên sự hiệu quả của phương pháp quản trị này. 

OKRs tại Uber

2.5. OKRs tại Linkedln

Tính đến thời điểm hiện tại, mạng xã hội Linkedln đã vượt qua con số 670 triệu người tại 200 quốc gia, qua đó chính thức trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các mạng xã hội khác như Google, Facebook,... Để có được thành công như vậy, Linkedln đã thử nghiệm và tìm ra bí kíp để tối ưu được mục tiêu, và một trong những bí kíp đó chính là OKRs.

OKRs tại Linkedln

CEO của Linkedln - Jeff Weiner đã hướng OKRs của nhân viên mang tính cá nhân hóa, nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức. Ngoài ra, ông còn khuyến khích các bộ phận tại công ty đặt ra 3-5 mục tiêu có tính thử thách cao, thậm chí là bất khả thi trong mỗi quý.

3. Công ty nào nên sử dụng OKRs?

Phương pháp OKRs không giới hạn trong lĩnh vực công ty nào, nếu công ty đang gặp ít nhất một trong những vấn đề sau, nhà lãnh đạo nên cân nhắc triển khai phương pháp quản trị mục tiêu OKRs - phương pháp đã được các công ty hàng đầu thế giới bảo chứng về những giá trị tích cực mang lại:

  • Công ty chưa có hệ thống đánh giá kết quả làm việc 
  • Công ty gặp phải tình trạng năng suất, hiệu suất làm việc sụt giảm
  • Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT, dự án,...
  • Công ty đang dùng OKR không gắn kết với đánh giá chi trả lương thưởng
  • Công ty đang dùng KPIs thời gian qua mà không phát huy tác dụng
  • Công ty muốn đội ngũ chủ động, tốc độ làm việc tập trung hiệu quả
  • Công ty mới sáp nhập hoặc M&A một số công ty khác về

4. Những lưu ý khi doanh nghiệp bắt đầu triển khai OKRs

Từ những doanh nghiệp đã triển khai thành công OKRs ở trên, chúng ta có thể đúc kết được những kinh nghiệm từ họ. Trước khi bắt tay vào OKRs, hãy đảm bảo rằng công ty của mình coi trọng những quy tắc về tính minh bạch, trách nhiệm giải trình. Đồng thời, một trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp OKRs trở nên hiệu quả đó là việc tổ chức phải cho phép nhân viên được quyền theo dõi và tham gia đóng góp vào OKRs chung của doanh nghiệp, điều này sẽ giúp họ cảm thấy mình có giá trị như thế nào đến mục tiêu và giúp sự liên kết giữa các thành viên trong tổ chức gắn kết tốt hơn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đừng kì vọng quá nhiều về OKRs ở phạm vi thời gian. Bởi lẽ phương pháp OKRs là sự thay đổi cả về tư duy nên khoảng thời gian có thể nhận thấy sự thay đổi sẽ dần dần từ từng tháng, từng quý, thậm chí từng năm. Sau đây là những chia sẻ từ Ms. Trần Việt Hà (Head of HR Hafele Viet Nam) về hành trình triển khai OKR đầu tiên vào doanh nghiệp:

Việc triển khai OKRs hiệu quả không phải chuyện "một sớm một chiều". Nhà lãnh đạo cần có những kiến thức chuyên sâu về OKRs để có thể quản lý và triển khai phương pháp OKRs một cách dễ dàng. Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học OKRs chuyên nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu, hãy tìm hiểu khóa học OKR C-OKR Practitioner - chương trình đào tạo OKR quốc tế duy nhất được OKR International nhượng quyền đào tạo tại Việt Nam