7 LỖI SAI KHIẾN DOANH NGHIỆP TRIỂN KHAI OKRs THẤT BẠI

7 LỖI SAI KHIẾN DOANH NGHIỆP TRIỂN KHAI OKRs THẤT BẠI

Quản lý thành tích

OKRs là một trong hệ thống hiệu suất, hiệu quả làm việc của nhân viên tối ưu và đang được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên OKRs không phải doanh nghiệp nào cũng triển khai thành công ngay lần đầu. Nhà quản trị có thể gặp những lỗi sai sau đây trong quá trình lên chiến lược và triển khai OKRs.

1. Tính liên kết quá ít hoặc quá chặt

Liên kết mục tiêu và kết quả chính giữa các phòng ban quá nhiều dẫn đến việc OKRs chung của doanh nghiệp trở nên rối rắm, trùng lặp, đạt được những kết quả chính nhưng mục tiêu cuối cùng lại không đạt. Liên kết quá ít giữa các phòng ban thì lại khiến hệ thống quản trị của trở nên rời rạc, đi ngược lại với tinh thần của OKRs.

Liên kết quá chặt thì sẽ không phát thể phát huy tính sáng tạo và chủ động trong công việc như những gì mà phương pháp quản trị nhân sự này đang hướng đến. Ngược lại, một liên kết quá lỏng lẻo lại khiến các phòng ban, nhân sự đi lệch hướng, dẫn đến việc kết quả chính không đóng góp được nhiều cho mục tiêu mà công ty đặt ra theo hàng tháng, quý, năm.
tính liên kết OKRs

2. Quá tham vọng

“Tham vọng” là cụm từ thường xuyên được sử dụng khi đề cập đến việc chọn mục tiêu, kết quả chính khi thiết lập OKRs. Tuy nhiên, tham vọng cũng cần gắn liền với tính thực tế, không được chủ quan. Nếu đặt mục tiêu quá lớn, tham vọng quá mức, chỉ thu lại thất vọng và có thể phá vỡ những nguyên tắc đạo đức của tổ chức.
 
Tham vọng còn thể hiện khi khi doanh nghiệp đặt quá nhiều mục tiêu trong một thời gian nhất định. Điều này sẽ không thể hiện sự ưu tiên trong công việc, lan man và gây mất tập trung vào những giá trị công ty. Từ đó dẫn đến không đạt được những kết quả vượt bậc.
 

3. Hoạch định chưa tốt

Nhà quản lý sẽ dễ dàng rơi vào bẫy OKRs dẫn đến sự thất bại của cả tổ chức khi đánh giá chưa tốt hiện trạng của tổ chức; đánh giá nguồn lực sai hoặc không đầy đủ; không xác định được sự tương quan giữa các nguồn lực; ước tính sai dẫn đến lập kế hoạch sai; không chọn được bộ chỉ tiêu, thướng đo thích hợp; không gắn kết được tầm nhìn và sứ mệnh chung của tổ chức.
 

4. Không giám sát chặt chẽ

Những nhà quản lý thường có xu hướng thiết lập rồi để đó mà không thực thi việc kiểm tra giám sát chặt chẽ, thường xuyên. Họ cũng bỏ qua những chỉ số quan trọng trong việc đo lường và thường lựa chọn không đúng những yếu tố cần giám sát.
 

5. Không có sự điều chỉnh

OKRs đã được công bố minh bạch trong nội bộ và họp đánh giá định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Nhằm giúp mọi thành viên trong tổ chức dễ dàng theo dõi và cân chỉnh phù hợp hơn cho quá trình làm việc. Ngoài ra, OKRs được xem như một công cụ quản lý mục tiêu cho cả doanh nghiệp, do đó việc xem xét và điều chỉnh giữa các phòng ban là điều cần thiết để hoàn thành mục tiêu đề ra.


sự điều chỉnh OKRs

6. Chưa đào tạo kỹ cho nhân viên về OKRs

Một trong những điều khiến có thể khiến OKRs trở nên thất bại là bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp chưa chuẩn bị kỹ càng các kiến thức về OKRs đến nhân viên. Để đàm bảo được OKRs trở nên hiệu quả, các thành viên của công ty cần nghiêm túc học tập OKRs với tinh thần quyết tâm. Có thể học OKRs qua các hình thức như video hướng dẫn, qua đào tạo trực tiếp,... Tuy nhiên việc này cũng sẽ tốn khá nhiều thời gian của tổ chức, và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đào tạo trực tiếp cho toàn bộ nhân viên của mình. 

đào tạo nhân viên về OKRs

7. Không có công cụ để triển khai OKRs

Mặc dù đã nghiên cứu rất kĩ trước khi triển khai OKRs, nhưng nếu không có công cụ phù hợp, bạn sẽ rất khó thực hiện hóa nó. Bạn có thể sư dụng các phần mềm để quản lý bảng OKRs hoặc dùng Excel. Tuy nhiên, việc có một phần mềm OKRs sẽ là phương pháp tốt nhất giúp việc thực hiện đơn giản hơn. Đồng thời, các phần mềm sẽ hỗ trợ cả tổ chức tập trung vào OKRs và không bị ảnh hưởng bới các yếu tố khác.

Để tránh những sai lầm khi triển khai OKR, nhà lãnh đạo, quản trị cấp cao cần phải hiểu rõ, hiểu sâu về OKRs thì mới có thể đưa ra những mục tiêu đúng đắn và chất lượng. Doanh nghiệp nên có vị trí OKR Master với vai trò cố vấn, huấn luyện, hỗ trợ triển khai và nhóm OKR Champion với vai trò triển khai cho các đơn vị cũng như giám sát OKRs trong doanh nghiệp. 
 
Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học OKRs chuyên nghiệp, người huấn luyện có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu, hãy tìm hiểu khóa học OKR C-OKR Practitioner - chương trình đào tạo OKR duy nhất được OKR International nhượng quyền đào tạo tại Việt Nam.