CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH VỚI PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ TỐI ƯU

CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH VỚI PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ TỐI ƯU

Quản Lý Doanh Nghiệp

Tại sao doanh nghiệp cần cải tiến mô hình kinh doanh?

Mô hình kinh doanh như một “bản thiết kế” thể hiện các khía cạnh cốt lõi của một tổ chức hay doanh nghiệp, bao gồm mục tiêu kinh doanh, quy trình, đối tượng khách hàng mục tiêu, chiến lược, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức, nguồn cung ứng, các quy trình và chính sách hoạt động,... 

Quá trình xây dựng và sửa đổi mô hình kinh doanh còn được gọi là đổi mới mô hình kinh doanh và là một phần của chiến lược kinh doanh. Ngày nay, những biến động của môi trường bên ngoài, các dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế, kỳ đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi để thích nghi, vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội trong thời đại mới.

Mối quan hệ mật thiết giữa mô hình kinh doanh và phương pháp quản trị

Mô hình kinh doanh giúp các doanh nghiệp vạch ra lộ trình phát triển rõ ràng, mang lại nguồn doanh thu, lợi nhuận ấn tượng. Theo Peter Drucker - chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị, mô hình kinh doanh trả lời các câu hỏi: Khách hàng của bạn là ai, họ đánh giá cao điều gì và làm thế nào để bạn mang lại giá trị đến họ với chi phí phù hợp?

Vậy làm thế nào để mang giá trị mà doanh nghiệp cung cấp đến cho khách hàng? Đó chính là vai trò của hệ thống, phương pháp quản trị. Phương pháp quản trị mục tiêu, quản lý thành tích,... sẽ giúp doanh nghiệp phân bổ lại các mục tiêu kinh doanh đến các phòng ban, nhân sự để chúng được giám sát, đo lường một cách chặt chẽ, "real-time". Phương pháp quản trị, đánh giá nhân sự phù hợp sẽ mang lại cơ sở vững chắc khẳng định hiệu quả làm việc của từng nhân viên, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực quan trọng nhất. 

Doanh nghiệp nên lựa chọn phương pháp quản trị nào?

Giữa rất nhiều phương pháp quản trị hiện nay, phương pháp quản trị thẻ điểm cân bằng BSC và KPIs được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vì tính phổ biến và những lợi ích của bộ đôi này. BSC kết hợp với KPIs sẽ giúp nhà quản trị biết rằng liệu có đảm bảo sự phát triển cân bằng và đội ngũ nhân viên có đang hoàn thành công việc như các chỉ số đo lường đã cam kết hay chưa.

Lợi thế của BSC là giúp tổ chức có cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh, cách các mục tiêu và giải pháp của 4 thành tố (tài chính, khách hàng, nội bộ, học tập & phát triển) kết hợp với nhau tạo nên chiến lược của công ty. Tuy nhiên, BSC được thiết lập hằng năm, bởi việc điều chỉnh BSC yêu cầu doanh nghiệp dành nhiều thời gian do phải cân bằng 4 thành tố trên. 

Bên cạnh đó, các chỉ số KPIs có thể rất tốt cho việc đo lường nhưng đó là các chỉ số độc lập, dựa trên những chiến lược từ BSC mà ban lãnh đạo đưa xuống cho nhân viên. Việc điều chỉnh KPIs cũng “rắc rối” như việc điều chỉnh BSC, vì thế KPIs có xu hướng ít thay đổi.

Có thể thấy, trong tình hình nền kinh tế ghi nhận nhiều biến động như hiện nay, phương pháp quản trị cũ đã không còn phát huy tối đa hiệu quả. Trong các phương pháp quản trị doanh nghiệp, đánh giá nhân viên, OKRs được ví như “vũ khí bí mật” của Google, từng giúp Microsoft vượt qua khủng hoảng những năm 2000s. Hiện nay, OKRs là phương pháp quản trị mục tiêu được các chuyên gia đánh giá cao, kỳ vọng giúp các doanh nghiệp vượt “bão” suy thoái hiện nay nếu áp dụng đúng cách.

OKRs có tính tham vọng, đo lường được, tương tác đa chiều và rất minh bạch. Đặc biệt, tính thích ứng và có thể thay đổi sẽ giúp công ty tập trung vào những mục tiêu, kết quả quan trọng trong từng thời điểm cụ thể. Dựa trên những lợi ích mà OKRs mang lại, có thể khẳng định rằng OKRs là phương pháp quản trị tối ưu mà doanh nghiệp nên lựa chọn trong giai đoạn “bất ổn”. 

>> Tìm hiểu về chương trình đào tạo OKR quốc tế C-OKRP™ để sở hữu chứng chỉ OKR có giá trị trên toàn cầu, trở thành chuyên gia OKRs và triển khai phương pháp này vào doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất!