MÔ HÌNH OMO: XU HƯỚNG "LÊN NGÔI'' GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

MÔ HÌNH OMO: XU HƯỚNG "LÊN NGÔI'' GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Quản Lý Doanh Nghiệp

Những biến động của môi trường bên ngoài đã gây ra những tác động tích cực và tiêu cực đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngành bán lẻ. Trong bối cảnh này, chuyển đổi sang mô hình kinh doanh là một trong những giải pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp để doanh nghiệp tăng cao khả năng thích nghi với thời đại "bất ổn".

Hãy cùng Link Power tìm hiểu về mô hình OMO - mô hình được dự báo sẽ trở thành xu hướng mới nhất hiện nay, mang lại những lợi ích lớn đồng thời cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

Mô hình OMO là gì?

OMO (online-merge-offline) là một phương pháp hợp nhất các kênh phân phối khác nhau, cho phép hội tụ cơ sở khách hàng trực tuyến và trực tiếp, đồng thời cung cấp trải nghiệm mua sắm thống nhất.

Khái niệm OMO được Kai-Fu Lee - Chủ tịch kiêm CEO của Sinovation Ventures giới thiệu trên  The Economist vào năm 2017. Kỷ nguyên OMO biểu hiện qua việc tốc độ tăng trưởng nhanh về người sử dụng điện thoại thông minh, hệ thống thanh toán thuận tiện và dễ dàng, những tiến bộ trong công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo (AI),...

Mấu chốt của mô hình OMO là sự hiện diện tại các điểm chạm (Touch point) của khách hàng. Thông qua việc thu thập dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp sẽ cung cấp trải nghiệm xuyên suốt qua các kênh bán hàng cho đôi tượng khách hàng mục tiêu.

Tại sao OMO là xu hướng trong ngành bán lẻ hiện nay?

Phương thức bán hàng của ngành bán lẻ có nhiều biến đổi trong thời kỳ mới. Đối với mỗi doanh nghiệp, khách hàng là nguồn tài sản quý giá nhất, vì vậy, mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là cần phải có mặt ở bất cứ nơi đâu có khách hàng. Tuy nhiên điều này không dễ dàng đạt được.

Xác định mô hình kinh doanh của doanh nghiệp để luôn “có mặt” ở các điểm chạm của đối tượng khách hàng mục tiêu chính để duy trì và phát triển lợi nhuận chính là bài toán nan giải của đại đa số doanh nghiệp bán lẻ hiện nay. Việc xây dựng chiến lược, mô hình kinh doanh tương thích đòi hỏi các nhà bán lẻ cần đầu tư rất nhiều nguồn lực.

Có thể nói, thương mại điện tử và phương thức bán hàng Online chính là xu thế tất yếu trên toàn cầu trong ngành bán lẻ. Tuy nhiên, kênh bán hàng Offline vẫn có nhiều lợi thế riêng trong trải nghiệm khách hàng, vì vậy, kênh Online vẫn không thay thế hoàn toàn kênh Offline. Đó là lý do tại sao mô hình OMO trở thành xu hướng mới hậu thời kỳ chuyển đổi số, bởi mô hình này giúp doanh nghiệp phát triển bền vững bằng việc tận dụng những lợi thế của cả 2 phương thức bán hàng: Online và Offline!

Những lợi ích của mô hình OMO

Cộng hưởng lợi thế của bán hàng Online và Offline

Trong khi kênh bán hàng Online mang lại những thông tin cần thiết về sản phẩm và dịch vụ, kênh offline sẽ là nơi cung cấp những trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng. 

Mô hình OMO mang lại trải nghiệm tối ưu xuyên suốt hành trình khách hàng thông qua việc cung cấp những thông tin đầy đủ, đẩy nhanh quá trình tìm kiếm sản phẩm và điều hướng về các cửa hàng trực tuyến. Tại cửa hàng, việc thiết kế cửa hàng và áp dụng công nghệ số, tự động hóa rong thu thập dự liệu, thanh toán,... sẽ tiếp tục tạo ra những trải nghiệm tốt cho khách hàng. 

Nâng cao trải nghiệm mua sắm

Việc doanh nghiệp phát triển thêm phương thức bán hàng Online sẽ dẫn đến tình trạng mất kết nối, tạo nên xích mích giữa các kênh Online và Offline của các nhà bán lẻ đã tạo ra xích mích. Ví dụ, một doanh nghiệp nổi tiếng trong bán hàng trực tiếp tại cửa hàng nhưng sở hữu một kênh bán hàng Online không tốt vẫn khiến khách hàng rời đi khi có những trải nghiệm không tốt trong quy trình thanh toán, giao hàng và đặc biệt là khi gặp phải các sai sót trên kênh bán hàng Online. 

Bằng cách thu thập và tích hợp những dữ liệu khách hàng ở mọi kênh, mô hình OMO sẽ phá vỡ rào cản giữa thương mại điện tử và cửa hàng trực tiếp. hàng bằng cách thu thập và tích hợp những dữ liệu thông qua cách tối ưu, tạo ra một trải nghiệm khách hàng được sắp xếp hợp lý và nâng cao hơn. 

Cơ hội cho lực lượng lao động ngành bán lẻ

Đội ngũ tư vấn chính là lợi thế của các cửa hàng trực tiếp. Mô hình OMO sẽ tạo là cơ hội lớn để nhân viên bán hàng mở rộng kỹ năng và hỗ trợ khách hàng theo những cách mới. Nhân viên tại cửa hàng có thể trở thành nhân viên tư vấn đa kênh - tư vấn trực tuyến và trực tiếp. Đặc biệt đối với các ngành cần sự tư vấn chuyên sâu như mỹ phẩm, y tế, các sản phẩm cao cấp,...  một chuyên viên tư vấn theo suốt hành trình khách hàng sẽ nâng cao trải nghiệm, niềm tin của khách hàng, từ đó tạo ra những chuyển đổi tốt hơn.

Làm sao để triển khai mô hình OMO hiệu quả?

Kỷ nguyên bán lẻ mới xuất hiện đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện cải tiến, chuyển đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với thời đại hiện nay. Mô hình OMO (online-merge-offline) được các chuyên gia đánh giá là một cách tiếp cận mới, là tương lai của ngành bán lẻ.

Ngày nay, mô hình OMO không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực bán lẻ mà các công ty trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục đã và đang triển khai mô hình này vào doanh nghiệp. Có thể thấy, mô hình OMO tập trung vào con người  và dữ liệu, tận dụng những công nghệ của thời đại kỹ thuật số, tạo nên mối quan hệ "win - win" giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mới,... doanh nghiệp gặp thường các rào cản sau:

  • Khó khăn khi thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh
  • Thiếu thông tin về công nghệ 
  • Sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp
  • Thiếu nguồn nhân lực nội bộ

Thấu hiểu những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp đang đối diện, Link Power đã hợp tác với Coex Việt Nam để tổ chức Webinar: “Thực trạng và giải pháp cho doanh nghiệp khi chuyển đổi mô hình OMO” với sự đồng hành của các diễn giả nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tái cơ cấu tổ chức, chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Khi tham dự chương trình, bên cạnh những giá trị kiến thức và kinh nghiệm từ các diễn giả giàu kinh nghiệm, người tham sự bạn sẽ nhận được các phần quà hấp dẫn từ các nhà tài trợ. Số lượng vé tham dự có hạn, hãy đăng ký sớm TẠI ĐÂY