Hầu hết nhân tài của công ty không rời đi không phải vì lý do cá nhân, gia đình hay áp lực công việc mà chính bởi quản lý cấp trung có 4 đặc điểm dưới đây.
Là một nhà quản lý có nghĩa là có quyền gây ảnh hưởng lên người khác. Các nhà quản lý quản lý vĩ đại truyền động lực cho nhân viên, các nhà quản lý yếu kém sẽ gây áp lực lên nhân viên và khiến họ phải nghỉ việc.
Theo ông Phi Pitt - chuyên gia phát triển quản lý tại Đại học Metropolitan University của Anh đã rút ra một số nguyên nhân vì sao nhân sự tài năng của công ty đột ngột xin nghỉ việc.
“Vào cuối tháng trước 3 trong số những người bạn (họ đều là nhân sự tài năng) đều xin nghỉ việc, khi tôi hỏi họ lý do họ đưa ra những câu trả lời tương tự nhau. Mặc dù cả 3 đều làm ở 3 lĩnh vực khác nhau (Xây dựng, Truyền thông và Bán lẻ)
1. Họ đều làm tốt những công việc được giao thêm mà không được khen thưởng, đánh giá hay được trả thêm tiền.
2. Mức thưởng quá thấp mặc dù cả 3 dự án ở 3 lĩnh vực đều thành công.
3. Người quản lý không hỏi họ cảm thấy thế nào trong lúc nhận thêm dự án, ngoại trừ lúc thẩm định.
4. Họ nhìn thấy sự thăng tiến bị hạn chế hoặc không thể thăng tiến trong công việc.
5. Thường xuyên phải nhận thêm các công việc bên ngoài.
6. Sếp nhận hết công trạng về công việc và ý tưởng của nhân viên.
7. Người quản lý không muốn thăng tiến cho cấp dưới để giữ vai trò của họ trong team.
8. Nhân viên không nhìn thấy vai trò của họ trong một tập thể hay công ty lớn.
Do vậy, các công ty cần lựa chọn nhà quản lý phải vừa có tâm, vừa có tầm để giúp nhân viên nể phục và tuân theo. Dưới đây là các biện pháp để xác định nhà quản lý cấp trung có 4 đặc điểm sau:
1.Quản lý cấp trung đưa ra quá nhiều lời phàn nàn (hoặc không hề)
Theo trang The Predictive Index® đã thực hiện nghiên cứu với các nhà quản lý, trong đó họ đã khảo sát 5.103 người. Nghiên cứu chỉ ra rằng những nhà quản lý được đánh giá tốt là những người đưa ra lượng phản hồi phù hợp.
Như bạn có thể thấy (bên dưới), những người quản lý đưa ra “lượng phản hồi vừa phải” được xếp hạng - trung bình - 8,6 trên thang điểm 1-10. Những người quản lý không đưa ra phản hồi nào đều đạt xếp hạng trung bình là 4,2. Ở phía đối diện, những người quản lý đưa ra phản hồi “quá nhiều” đã nhận được 4,5 điểm.
Bài học kinh nghiệm: Những nhà quản lý chuyên nghiệp nên đưa ra nhiều phản hồi hơn cho nhân viên, điều này vừa thể hiện trách nhiệm vừa thể hiện sự quan tâm.
2.Quản lý cấp trung không đầu tư vào con người
Như một phần của chương trình Nghiên cứu con người, những người được hỏi được lựa chọn 105 đặc điểm của nhà quản lý. Trong đó chỉ ra rằng những nhà quản lý yếu kém thường có đặc điểm là “Không chú trọng và quan tâm đến sự phát triển chuyên môn của nhân viên”.
Nhân viên toàn thời gian dành khoảng 1/4 cuộc đời cho công việc. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi sự nghiệp và phát triển bản thân là ưu tiên hàng đầu của rất nhiều người.
Đơn cử Facebook, họ nhận thấy rằng việc học tập và phát triển bản thân rất quan trọng đối với nhóm người từ 25-34 tuổi.
Bài học kinh nghiệm chính: Để giữ chân những người hoạt động tốt nhất — đặc biệt là những nhân viên mới vào nghề — các nhà quản lý cần cung cấp nhiều cơ hội để phát triển trong công việc.
Công ty của bạn có thể thường xuyên mời các chuyên gia đào tạo hoặc bạn có thể cho nhân viên đi học các khóa kỹ năng chuyên môn trong giờ làm việc. Nhân tài thường phát triển nếu đạt được các kỹ năng về ngành và phát triển kỹ năng chuyên môn.
3.Xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho nhân viên không rõ ràng
Những nhân viên tốt thường muốn hoàn thành công việc. Tuy nhiên, những nhà quản lý tồi thường không vạch ra mục tiêu hay lộ trình nghề nghiệp cho nhân viên, điều này khiến nhân viên lâu năm làm việc cảm thấy chán nản, cuối cùng dẫn đến nghỉ việc.
Gallup đã nghiên cứu 7.272 người trưởng thành và thấy rằng một nửa đã bỏ việc vì một người quản lý tồi .Họ cũng nhận thấy rằng mục tiêu nghề nghiệp không rõ ràng ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc.
Việc xây dựng lộ trình nghề nghiệp giúp nhân viên không chỉ đưa ra một cái nhìn tổng quan về trách nhiệm công việc. Bên cạnh đó, người quản lý còn giúp nhân viên của họ đạt được mục tiêu và những kỳ vọng trong công việc.
Bài học kinh nghiệm: Các nhà quản lý cấp trung nên đặt mục tiêu và lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng cho nhân viên.
4. Nhà quản lý cấp trung phân biệt nhân viên
Những nhân viên có hiệu suất tốt hơn thường được quản lý ưu ái hơn. Họ luôn hoàn thành công việc, hoàn thành deadline sớm, nhiều kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, những nhà quản lý cấp trung tốt là người biết đối xử công bằng với tất cả mọi người.
Sự ưu ái sẽ khiến những người trong team cảm thấy không công bằng và ảnh hưởng đến văn hóa công ty.
Bài học kinh nghiệm chính: Những nhà quản lý cấp trung tốt là những người biết ưu ái và công bằng đúng chỗ.